Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Du lịch

Khi nông dân làm du lịch

Hồng Diễm - 18:29, 23/02/2022

Nếu trước đây, người nông dân ở Đồng Tháp chỉ quen cảnh ruộng vườn, chân lấm tay bùn thì giờ đã biết làm du lịch. Dù là hướng đi mới phát triển trong vài năm trở lại đây, nhưng đã giúp du lịch Đồng Tháp có thêm nhiều "gam màu" mới, tạo ra nhiều giá trị, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng đất Sen hồng.

Nhiều nông dân Đồng Tháp tận dụng cơ hội vừa sản xuất hoa Tết vừa kết hợp làm du lịch
Nhiều nông dân Đồng Tháp tận dụng cơ hội vừa sản xuất hoa Tết vừa kết hợp làm du lịch

Phong trào nông dân làm du lịch, hiện giờ đã không còn quá xa lạ với các nhà vườn ở Đồng Tháp. Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 100 điểm du lịch nông nghiệp. Không chỉ ở các địa điểm xưa nay nổi tiếng như TP. Sa Đéc, TP. Cao Lãnh, Lai Vung, cách làm nông nghiệp kết hợp du lịch còn lan rộng ra các huyện Cao Lãnh, Hồng Ngự, Thanh Bình, Châu Thành…

 Với đặc điểm nuôi trồng của từng địa phương, các nhà vườn sẽ có cách làm khác nhau, tạo nên những địa điểm hấp dẫn níu chân du khách, bởi sự sáng tạo khiến nhiều du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, có khi là cảm giác yên bình giữa ruộng lúa mênh mông, có khi lại thơ mộng giữa đồng sen bát ngát hương, cũng có khi đưa du khách về miền trái cây ngọt lành, hay để du khách lạc giữa rừng hoa...

Khách tham quan chụp ảnh tại vườn quýt hồng
Khách tham quan chụp ảnh tại vườn quýt hồng

Cách đây 7 năm, tận dụng 5.000m2 đất vườn trồng quýt hồng, ông Đoàn Anh Kiệt (60 tuổi, ngụ ấp Long Khánh A, xã Long Hậu, huyện Lai Vung), đã tiên phong “xé rào” làm du lịch miệt vườn. Với cách làm mới mẻ này, ông Kiệt phấn khởi trước nguồn thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng quýt bán cho thương lái. Đây được xem là hướng đi đúng đắn. Bởi huyện Lai Vung được ví là “vương quốc” quýt hồng vốn đã có tiếng trên cả nước, nên việc mở cửa vườn quýt làm du lịch là việc làm rất khuyến khích, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh Đồng Tháp vươn xa.

Điểm tham quan vườn quýt Hai Kiệt cũng đang được du khách khắp nơi tìm đến ngày càng đông hơn. Ngoài việc tham quan, du khách còn được thưởng thức các món ăn mang hương vị đồng quê, do chủ vườn chế biến theo kiểu "miệt vườn". 

Nắm bắt tâm lý du khách nhiều nhà vườn đã cho xây dựng các tiểu cảnh trên ruộng lúa để thu hút khách du lịch
Nắm bắt tâm lý du khách nhiều nhà vườn đã cho xây dựng các tiểu cảnh trên ruộng lúa để thu hút khách du lịch

Chia sẻ với chúng tôi, ông Kiệt trăn trở: “Gia đình từ “chân ướt chân ráo” bước ra làm du lịch khiến tôi rất bận tâm, lo lắng vì việc làm hoàn toàn mới. Cái khó của làm du lịch là cách phục vụ, cách giao tiếp với khách, vì “chín người mười ý”. Và thật sự làm du lịch nông nghiệp không hề dễ dàng, nhưng chịu khó mài mò học hỏi thì nhất định sẽ thành công”.

Ông Kiệt còn cho biết thêm, mỗi năm gia đình ông thu lợi từ tiền bán vé, phục vụ thức ăn và bán trái cây cho lên đến hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, ông còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương, giúp họ có thêm nguồn thu nhập qua việc đón tiếp phục vụ khách du lịch.

Với bề dày lịch sử trên 100 tuổi, làng hoa Sa Đéc là địa điểm du lịch nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Việc làm du lịch của bà con nơi đây gắn liền với sản xuất hoa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên hoạt động du lịch của làng hoa Sa Đéc năm nay, có phần trầm lắng so với mọi năm. Thay vì dừng hẳn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, người dân làng hoa Sa Đéc tận dụng thời gian giãn cách để chỉnh trang khuôn viên, đầu tư các hạng mục tiểu cảnh mới, chuẩn bị dịch vụ tươm tất để đón khách du lịch vào dịp cuối năm.

Ông Ngô Quang Tuyên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, thời gian qua, với những chính sách hỗ trợ của tỉnh trong khuyến khích du lịch nông nghiệp, đã có nhiều khu điểm du lịch nông nghiệp được thành lập và đưa vào phục vụ hiệu quả, góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch của vùng đất sen hồng.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.