Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bắc Giang: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch

PV - 12:41, 13/06/2019

Thiên nhiên ưu đãi cho huyện miền núi Lục Ngạn (Bắc Giang) một tiểu vùng khí hậu ôn hòa, mát mẻ, trở thành một vùng cây ăn quả trù phú với những sản vật nổi tiếng cả nước. Cùng với thế mạnh về văn hóa các dân tộc thiểu số, đây là nơi giàu tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Vải thiều là loại cây trồng đem lại giá trị kinh tế cho người dân huyện Lục Ngạn. Đây cũng là một tiềm năng để phát triển du lịch. Vải thiều là loại cây trồng đem lại giá trị kinh tế cho người dân huyện Lục Ngạn. Đây cũng là một tiềm năng để phát triển du lịch.

Những không gian thiên nhiên thú vị

Con đường bê tông sạch đẹp dẫn vào những đồi cây trái sai trĩu cành. Mùa vải, hai bên đường, vải chín thành từng chùm đỏ mọng chạy dọc theo hồ Bồ Lầy. Thôn Đồng Giao, xã Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang) là một trong những vùng trồng nhiều cây ăn quả của huyện miền núi này.

Ông Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp Tiến Hưng (xã Quý Sơn) cho biết, HTX Nông lâm nghiệp Tiến Hưng được thành lập từ năm 2015 với 17 thành viên cùng sản xuất nông nghiệp sạch theo các tiêu chí an toàn VietGAP, GlobalGAP. Đến nay, tổng diện tích các loại cây ăn quả của các thành viên trong HTX đạt khoảng 50ha, với đa dạng các loại sản phẩm như vải thiều, cam, bưởi, ổi… Sản lượng hằng năm của các thành viên trong HTX đạt trên 50 tấn, giá trị đạt khoảng 10 tỷ đồng mỗi năm. Đây cũng là điểm thăm quan, trải nghiệm và thưởng thức những hoa quả đặc trưng tại vườn, đã được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Lục Ngạn tổ chức các chương trình khảo sát với sự tham gia của các công ty du lịch, lữ hành trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Đình Hưng chia sẻ: Các vị khách đến thăm quan đều bày tỏ sự thích thú khi được nghe các bác nông dân giới thiệu cách trồng và chăm sóc các loại cây ăn quả. Không chỉ thăm vườn, du khách còn được tham gia thu hoạch vải thiều.

Để có thể quy hoạch một số điểm phát triển du lịch miệt vườn, huyện Lục Ngạn đã bố trí các điểm đến đẹp, thuận lợi cho hành trình của du khách tại các xã Quý Sơn, Hồng Giang, Thanh Hải. Ông Bùi Đức Long, chủ một trang trại cam ngọt xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn cho biết, tổng diện tích cam của gia đình là gần 5ha với hơn 7 nghìn cây. Ông mong muốn cùng với việc phát huy các loại hình dịch vụ thì cần sự quan tâm để mở rộng hoạt động quảng bá tiếp thị sản phẩm, trong đó có cả việc tổ chức các tour du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tâm linh…

Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch

Bà Trần Thị Huyền Thanh, Giám đốc Công ty du lịch Sen Rừng (Hà Nội) cho biết, Bắc Giang có nhiều tiềm năng, di tích lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng, kể cả nông nghiệp. Tại các địa điểm đều có sự đầu tư từ cơ sở hạ tầng, giới thiệu giá trị văn hóa, lịch sử… Nhưng các điểm này rời rạc ở nơi xa, vì vậy, yêu cầu cần phải kết nối lại thành sản phẩm trong cả tuyến, có thể kéo dài lịch trình tour.

Đồng thời cũng cần “đổi món” cho du khách, đa dạng hóa trải nghiệm như có thể có chuyến đi bằng ô tô, có khi đi thuyền theo sông, hồ, thậm chí mang cả “cây nhà lá vườn” như xe ngựa, xe trâu để chở khách giống như tại Ninh Bình hay Đồng bằng sông Cửu Long…

Ông Nguyễn Văn Đông, Giám đốc HTX sản xuất nông sản và thương mại Hồng Giang, huyện Lục Ngạn cho biết, trong nhiều năm qua, HTX đã đón rất nhiều khách, rất nhiều đoàn khách nhưng mới dừng lại ở các đoàn khách thăm, chưa mang tính du lịch vì chưa kết nối được với các đầu mối, các tour du lịch từ bên ngoài. Cuối năm 2018, HTX đã họp và thống nhất triển khai các phương án mở và xây dựng điểm đón, giới thiệu và hướng dẫn khách du lịch, bố trí mặt bằng, đất ở mặt đường 31 tại khuôn viên của HTX, có bãi xe, có nhà đón khách, có gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm và bố trí người đưa đón khách. Hiện nay, có khoảng 40 nhà vườn sạch đẹp, hiếu khách được chọn để đưa khách đến thăm, mua sản phẩm địa phương.

Trong tương lai, với việc quy hoạch rõ ràng khu vực vải dành cho khách du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, khu đón tiếp, nhà vệ sinh… du khách đến Lục Ngạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc kết hợp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại Lục Ngạn hay tới sườn Tây Yên Tử, trải nghiệm cuộc sống cùng các gia đình người Tày, Dao, Nùng, Cao Lan… sẽ giữ chân du khách ở lại với vùng đất này.

BẢO CHÂU

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.