Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khi quê nghèo có Nghị quyết “tam nông”

PV - 16:17, 22/01/2019

Xuân này, tròn 10 năm thực hiện Nghị quyết TW7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, triển khai đồng bộ các giải pháp, bộ mặt nông thôn trên khắp mọi miền đất nước đã có những đổi thay mạnh mẽ. Nền nông nghiệp chuyển mình cả về quy mô và trình độ sản xuất; người nông dân đã nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình, phát huy trách nhiệm đối với việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp nông thôn vững mạnh, ổn định, nhất là trong xây dựng nông thôn mới…

Người nông dân đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Người nông dân đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đường lên Pác Nặm mùa này thật đẹp, suốt dọc cung đường uốn lượn giữa trập trùng đồi núi là màu xanh của cỏ cây đang đâm chồi nẩy lộc. Còn nhớ, khoảng 10 năm đổ về trước, Pác Nặm là huyện khó khăn nhất trong tỉnh Bắc Kạn, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng được xếp vào loại yếu kém nhất nhì tỉnh. Đường giao thông duy nhất từ trung tâm huyện Ba Bể đến huyện lỵ Bộc Bố-thủ phủ Pác Nặm nhỏ hẹp, gập ghềnh khó đi, luôn trong tình trạng mưa lầy, nắng bụi. Tỷ lệ hộ nghèo lên tới hơn 70%...

Tuy nhiên, những hình ảnh thời gian khó ấy giờ đây đã dần lùi xa về dĩ vãng. Đặc biệt, từ năm 2008, Nghị quyết “Tam nông” được triển khai đã thổi một luồng sinh khí mới, tạo cho huyện nghèo vùng cao Pắc Nặm sức bật vươn lên mạnh mẽ.

Trong câu chuyện cởi mở, thân tình, Chủ tịch UBND huyện Vi Duy Tuyến chia sẻ: Qua 10 năm triển khai Nghị quyết “Tam nông”, Pác Nặm đã có những bước đổi thay mạnh mẽ. Từ nguồn lực to lớn của các Chương trình Mục tiêu quốc gia như Chương trình 30a, 135, Chương trình xây dựng Nông thôn mới… đã hỗ trợ địa phương kiện toàn hệ thống đường giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm phục vụ đồng bào thuận lợi trong sinh hoạt, sản xuất.

Cùng với đó, việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp kết hợp với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã hỗ trợ trực tiếp cây, con giống, vật tư… cung cấp các mô hình giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, vươn lên. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương chỉ còn khoảng 40% theo tiêu chí nghèo đa chiều.

Về thôn Khuổi Trà, xã Cổ Linh những ngày cuối năm, chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay của bà con người Mông trên vùng đất này. Hướng mắt ra con đường mới làm, chị Ma Thị Hà người trong thôn trò chuyện, Nhà nước đầu tư làm đường, nông sản bà con làm ra tiêu thụ dễ dàng hơn. Có đường, trẻ con đi học không còn vất vả như trước. Cuộc sống đổi thay, bà con không còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Ở Khuổi Trà hôm nay, những căn nhà kiên cố, khang trang mọc lên ngày càng nhiều. Trong mỗi gia đình, các vật dụng như tivi, xe máy… đã trở nên phổ biến…

Giao thông nông thôn tại các địa phương miền núi từng bước được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Giao thông nông thôn tại các địa phương miền núi từng bước được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Chia tay Pắc Nặm, chúng tôi đến với xã Tà Xi Láng, huyện vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Địa phương có 333 hộ, với 1.896 nhân khẩu, 100% là đồng bào Mông sinh sống. Trước đây, mỗi khi nhắc đến xã đặc biệt khó khăn này, người ta thường nghĩ đến hình ảnh đồi núi hoang vu, dân cư thưa thớt… và sự đói nghèo. Nhưng nay, xã không còn hộ đói, sản lượng lương thực đã đạt trên 2.200 tấn/năm; chăn nuôi không ngừng phát triển với trên 2.000 con trâu, bò, trồng trên 175ha rừng, góp phần nâng độ che phủ rừng ở xã Tà Xi Láng lên gần 62%...

Pác Nặm, Trạm Tấu chỉ là hai trong số các huyện nghèo của cả nước đã và đang chuyển mình, thay da đổi thịt kể từ khi Nghị quyết TW7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đi vào cuộc sống. Trong 10 năm triển khai, tổng ngân sách nhà nước đã đầu tư cho Nghị quyết phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là 1,17 triệu tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay ngành nông nghiệp, nông thôn cũng đạt khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ của toàn ngành kinh tế.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, nền nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ cả về quy mô và trình độ sản xuất; tái cơ cấu ngành đúng hướng, đạt nhiều kết quả quan trọng, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, phục vụ xuất khẩu ngày càng tăng.

Theo đó, xây dựng nông thôn mới trên cả nước đã trở thành phong trào sâu rộng được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, với 3.069 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp được đẩy mạnh, tạo ra 7,2 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo có chứng chỉ 13,7%, tăng 5,5% so với 2008.

Và điều quan trọng nhất, người dân đã nhận thức rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp, nông thôn vững mạnh, ổn định. Họ đã phát huy vai trò chủ thể, tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá trị, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người nông dân tăng 3,49 lần, từ 9,15 triệu đồng (năm 2008) lên 32 triệu đồng (cuối năm 2017). Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn thu hẹp từ 2,1 lần năm 2008 còn 1,8 lần năm 2017. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5%/năm…

Năm 2018 đã qua, khép lại chặng đường 10 năm triển khai Nghị quyết TW7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Với những thành tựu to lớn đã đạt được và cả những kinh nghiệm quý giá, tin tưởng rằng, bước sang mùa Xuân mới Kỷ Hợi, Nghị quyết “Tam nông” sẽ tiếp tục mở ra một chương mới, phát huy mạnh mẽ sứ mệnh làm đổi thay bộ mặt nông thôn cả nước, đem lại cuộc sống sung túc cho người dân trên mọi miền Tổ quốc.

HÀ ANH

Tin cùng chuyên mục
Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Đây là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.