Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khởi công Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên

Vũ Lợi - 12:32, 22/01/2022

Sáng 22/1/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã phát lệnh khởi công Dự án mở rộng Cảng hàng không Điện Biên nhằm nâng công suất khai thác của sân bay này. Dự án là cầu nối "chắp cánh" cho kinh tế Tây Bắc vươn xa.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cùng các đại biểu phát lệnh khởi công Dự án
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cùng các đại biểu phát lệnh khởi công Dự án

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khởi công, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh: Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời bảo đảm an ninh - quốc phòng của khu vực Tây Bắc của Tổ quốc. Đặc biệt hơn nữa, đây sẽ là công trình có ý nghĩa rất lớn mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên cho biết: Hiện nay, do địa thế khu vực lòng chảo và điều kiện thời tiết vùng núi nhiều mây, nên Cảng hàng không Điện Biên chỉ đáp ứng khai thác được các tàu bay nhỏ như ATR-72, Embraer -190 và tương đương. Do đó, việc đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên để khai thác các loại tàu bay A320/A321 và tương đương với hệ thống trang thiết bị, phương thức tiếp cận hạ cánh mới có ý nghĩa quan trọng, nhằm củng cố tiềm lực và sức mạnh quốc phòng - an ninh trong xu thế mới, bảo đảm yêu cầu bảo vệ vững chắc vùng trời của Tổ quốc.

Để Cảng hàng không Điện Biên có thể đồng bộ khai thác máy bay A320, A321 và tương đương, Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên sẽ xây dựng đường cất hạ cánh 35-17 kích thước 2.400x45m, sân quay 2 đầu, kết cấu bê tông xi măng bảo đảm khai thác máy bay A320/321 hoặc tương đương; lề vật liệu rộng mỗi bên 7,5m, dải hãm phanh 2 đầu đường cất hạ cánh kích thước 60x100m, kết cấu bê tông nhựa; xây dựng đường lăn nối cách đầu 17 khoảng cách 500m… Nhà ga hành khách được thiết kế gồm 2 tầng, với đường nét kiến trúc hiện đại, hài hòa, sẽ có phòng khách hạng thương gia, khu vực dịch vụ thương mại và các khu vực phụ trợ phục vụ khai thác…

Phối cảnh sân bay Điện Biên
Phối cảnh sân bay Điện Biên

Về mặt hàng không dân dụng, Cảng hàng không Điện Biên có vai trò động lực phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng. Việc bảo đảm khai thác hàng không dân dụng tại Cảng hàng không Điện Biên phá vỡ thế độc đạo, bảo đảm kết nối Điện Biên với các vùng kinh tế của đất nước. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước, đối với sự phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo. Việc nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Điện Biên là hết sức quan trọng để có thể nâng cao được điều kiện để thu hút khách du lịch rồi tăng cường giao lưu với các tỉnh thành trong cả nước và cả với bạn bè quốc tế. Cảng hàng không Điện Biên khi được nâng cấp mở rộng sẽ tạo điều kiện củng cố và nâng cao cái an ninh quốc phòng cho các tỉnh Tây Bắc.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, các nhà thầu xây dựng và lắp đặt huy động tối đa nguồn lực, khẩn trương xây dựng dự án bảo đảm an toàn, chất lượng, kỹ thuật, tiến độ. UBND tỉnh Điện Biên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án nhất là tiến độ giải phóng mặt bằng bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, trên công trường.

Dự kiến Dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác vào quý III/2023 để chào mừng Kỷ niệm 70 năm cChiến thắng Điện Biên Phủ.

Ngày 27/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 470 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên, đây là công trình giao thông cấp I, với tổng mức đầu tư là hơn 1.467 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Dự án có quy mô khu bay gồm: Đường cất hạ cánh; đường lăn, sân đỗ máy bay và nhiều hạng mục phụ trợ khác. Quy mô hàng không dân dụng, cải tạo, mở rộng công suất khai thác nhà ga hành khách hiện hữu từ 300.000 khách/năm lên 500.000 khách/năm; cải tạo, xây dựng mới các công trình phụ trợ, khu hàng không dân dụng bảo đảm đồng bộ khai thác máy bay A320, A321 và tương đương.

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.