Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khởi nghiệp từ OCOP

Tùng Nguyên - 15:45, 20/09/2019

Bốn năm trước, một dự án giảm nghèo đưa cây cà gai leo về huyện Yên Thủy (Hòa Bình), trồng thí điểm ở xã Đa Phúc. Đây cũng là thời điểm HTX Nông, lâm nghiệp Bảo Hiệu (với 9 xã viên) được thành lập, do anh Bùi Quý Hợi, dân tộc Mường, sinh năm 1983, làm Giám đốc.

Khởi nghiệp từ OCOP

Giám đốc Bùi Quý Hợi (trái) giới thiệu sản phẩm “Cao cà gai leo Yên Thủy”.

Nhận thấy triển vọng của cây cà gai leo, anh Hợi và các thành viên HTX quyết định khởi nghiệp từ cây trồng này. HTX đã tổ chức ươm cây giống và cung cấp giống cho bà con trong và ngoài tỉnh. Tới nay, năng lực cung ứng của HTX đạt hơn 300.000 cây giống/năm.

Không dừng lại ở việc cung ứng giống, HTX đã thực hiện trồng và mở rộng diện tích cây cà gai leo. Hiện HTX đã trồng được 25ha, với giá ổn định 35.000 đồng/kg. Bình quân mỗi ha cà gai leo đạt doanh thu trên 400 triệu đồng.

Để gia tăng giá trị của cây cà gai leo, HTX đã liên kết với Công ty CP Dược OPC Bắc Giang tạo ra sản phẩm riêng cho HTX, lấy tên “Cao cà gai leo Yên Thủy”. Đồng thời, HTX liên kết với Công ty TNHH MTV Thương Hảo, Công ty CP Thương mại dược Sao Mai (TP. Hòa Bình) cho ra sản phẩm trà túi lọc cà gai leo.

Hiện “Cao cà gai leo Yên Thủy” đã được chứng nhận bản quyền, được người tiêu dùng đánh giá cao và có mặt trên thị trường các nước Nga, Thái Lan, Trung Quốc; hệ thống phân phối sản phẩm trên phạm vi cả nước với trên 200 đại lý, điểm kinh doanh. Đặc biệt, “Cao cà gai leo Yên Thủy” của HTX là 1 trong 2 sản phẩm nhóm dược liệu tham gia thực hiện chuẩn hóa điểm sản phẩm OCOP năm 2019 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Sản phẩm “Cao cà gai leo Yên thủy” của HTX Nông, lâm nghiệp Bảo Hiệu trở thành sản phẩm OCOP (Mỗi xã, phường một sản phẩm) chứng tỏ rằng, với những nông sản không quá đặc biệt, nếu biết sáng tạo thì việc gia tăng giá trị là hoàn toàn có thể. Đồng thời, đây cũng là động lực để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn tích cực trong thời gian tới.

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.