Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khởi nghiệp vùng dân tộc thiểu số: Thành công đến từ quyết tâm tạo ra sự thay đổi

PV - 17:03, 11/06/2019

Với tư duy đổi mới, ý chí vươn lên, nhiều thanh niên người DTTS đã mạnh dạn khởi nghiệp và thành công từ chính những sản phẩm mang giá trị truyền thống của địa phương. Đồng thời cùng với việc làm giàu cho mình, họ còn tạo công ăn việc làm giúp tăng thu nhập cho nhiều người khác. Đặc biệt hơn, họ đã trở thành người truyền cảm hứng khởi nghiệp tới nhiều bạn trẻ ở các bản làng khó khăn với thông điệp tự tin, nỗ lực, khát vọng làm giàu.

Diễn đàn thanh niên DTTS “Khởi nghiệp- Cơ hội và lựa chọn” diễn ra vào ngày 25/5/2019. Diễn đàn thanh niên DTTS “Khởi nghiệp- Cơ hội và lựa chọn” diễn ra vào ngày 25/5/2019.

Nếu như trước đây, đa phần các bạn trẻ người DTTS luôn suy nghĩ khởi nghiệp không dành cho mình, đó là một điều rất khó, mình không đủ sức, không đủ vốn... Thì nay đối với nhiều bạn trẻ, những suy nghĩ đó đã được thay đổi với châm ngôn “Khởi nghiệp là dành cho mọi người, những người quyết tâm tạo ra sự thay đổi từ bản thân và truyền cảm hứng tới các bạn trẻ khác”.

Tiêu biểu như anh Chẩu Thanh Phương, dân tộc Tày, ở huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đã khởi nghiệp thành công từ việc sử dụng nguyên liệu tre, nứa để sáng chế đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm,…

Nhận thấy nguồn nguyên liệu tre, nứa dồi dào nên anh Phương quyết định sử dụng để chế tác ra các sản phẩm như: thìa, dĩa, đũa hoặc làm các đồ lưu niệm nhỏ dùng trang trí như chim, thú, nhà tre, lọ hoa,… rồi tặng cho bạn bè. Sau một thời gian được bạn bè ủng hộ, giúp đỡ, đến tháng 5/2018, anh Phương quyết định thành lập Hợp tác xã (HTX) An Nhiên Phát với nhãn hiệu “Tre Thượng Hà”.

Ban đầu HTX chỉ có 5 người tham gia chế tác, đến nay HTX đã có 16 thợ với thu nhập khá ổn định, bình quân 4 triệu đồng/người/tháng; HTX hiện có 15 đại lý lớn nhỏ trên toàn quốc. Trong đó có 2 đại lý tại TP. Hồ Chí Minh, 6 đại lý tại Hà Nội và 1 đại lý tại Đà Nẵng hoạt động hiệu quả. Trừ các khoản chi phí doanh thu của HTX đạt khoảng 70-80 triệu đồng/tháng.

Cũng giống như anh Chẩu Thanh Phương, chị Lưu Thị Hòa, dân tộc Cờ Lao ở thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn (Hà Giang). Sau khi tốt nghiệp khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), chị Hòa đã từ chối làm việc cho một số công ty danh tiếng với thu nhập từ 12-15 triệu đồng để trở về quê lập nghiệp. Vượt qua bao khó khăn, thử thách hiện nay chị Hòa đã là Chủ nhiệm HTX Nông Lâm nghiệp và Dịch vụ Thương mại tổng hợp Po Mỷ với 7 thành viên cùng 2 cửa hàng phân phối các đặc sản của vùng cao Hà Giang ở Hà Nội như rau, củ, quả và mật ong bạc hà. Với mức doanh thu mỗi tháng đạt trên dưới 90 triệu đồng sau khi trừ các khoảng chi phí.

Không chỉ riêng chị Hòa và anh Phương, tại các bản làng, các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn có rất nhiều thanh niên DTTS khác cũng đã khởi nghiệp thành công từ chính những nguyên liệu và nông sản bản địa. Điều này cho thấy rằng, phát triển sản phẩm và khai thác giá trị từ các nông sản bản địa đang là một lựa chọn và một hướng đi đúng đắn đối với thanh niên DTTS.

Cùng với tiềm năng là các nông sản bản địa, thì hiện nay thanh niên DTTS khi khởi nghiệp cũng có nhiều thuận lợi khi nhận được sự ưu tiên rất lớn từ các chương trình, dự án hỗ trợ thanh niên DTTS khởi nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các bộ, ngành, đoàn thể. Bởi thế, thành công sẽ không phải là điều quá khó đối với những người dám quyết tâm tạo ra sự thay đổi.

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Chính sách dân tộc làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS ở Mường Nhé

Chính sách dân tộc làm thay đổi đời sống đồng bào DTTS ở Mường Nhé

Những năm gần đây, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã được huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS trên địa bàn huyện thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện cuộc sống.