Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Một mục tiêu, nhiều giải pháp

PV - 10:01, 01/10/2018

Trong điều kiện nguồn ngân sách thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi ngày càng khó khăn, thì việc tận dụng tiềm năng, lợi thế vùng DTTS để khởi sự làm ăn, kinh doanh, tạo được việc làm và thu nhập cho người dân, thúc đẩy vùng DTTS phát triển là hướng đi đúng đắn. Kết nối, hỗ trợ đồng bào DTTS khởi nghiệp đã và đang được Ủy ban Dân tộc-cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc rất quan tâm triển khai, nhằm tiếp lửa cho đồng bào DTTS trên con đường lập thân, lập nghiệp.

Bài 7: Kết nối và xây dựng niềm tin

Hỗ trợ, truyền cảm hứng

Thực tế phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS và miền núi cho thấy, lợi thế, tiềm năng của sản phẩm vùng đồng bào DTTS là rất lớn, song cơ hội phát triển, tiếp cận thị trường tiêu thụ các sản phẩm của đồng bào DTTS lại đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Để giải quyết vấn đề này, rất cần có sự định hướng, hỗ trợ để các sản phẩm của đồng bào DTTS hòa nhập chung vào dòng chảy khởi nghiệp quốc gia, vươn xa ra thị trường.

Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế phát động Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng Chuỗi giá trị dành cho cộng đồng DTTS Việt Nam (tháng 6/2018). Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế phát động Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng Chuỗi giá trị dành cho cộng đồng DTTS Việt Nam (tháng 6/2018).

Những năm qua, các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội ở vùng DTTS và miền núi chỉ tập trung nhiều vào sự hỗ trợ từ bên ngoài, mà ít tiếp cận các vấn đề phát triển cộng đồng từ bên trong. Tức là chưa thông qua việc phát huy nội lực, lợi thế của vùng đồng bào DTTS đi cùng với sự tư vấn, hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị.

Mặt khác, việc phát huy sự gắn kết cộng đồng cũng là một hướng tiếp cận hiệu quả và bền vững cho phong trào khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS.

Từ quan điểm đó, với vị trí là người đứng đầu ngành công tác dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến luôn trăn trở, đau đáu một mong muốn tìm cách để cộng đồng các DTTS và miền núi có thể phát huy được lợi thế của mình để tự vươn lên làm giàu. Ông nhấn mạnh, cần phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng DTTS và miền núi; phát huy các ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, nhất là có các chính sách phù hợp để đồng bào các DTTS tiếp tục tự hào về nguồn cội, tự tin về khả năng, tự lực vươn lên trong cuộc sống.

“Tiếp lửa” thành công

Từ tâm huyết của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, tháng 10/2016, Tổ Công tác 569 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về kết nối, hỗ trợ đồng bào DTTS khởi nghiệp được thành lập. Từ khi thành lập đến nay, Tổ Công tác 569 đã xây dựng lộ trình hằng năm để kết nối, hỗ trợ, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu năm sau nhiều người khởi nghiệp thành công hơn năm trước.

Theo đó, Ủy ban Dân tộc đã khảo sát, đánh giá được nhu cầu khởi nghiệp của đồng bào; thực hiện kết nối người DTTS có ý tưởng khởi nghiệp với các cố vấn, chuyên gia về khởi nghiệp; kết nối với các đối tác quốc tế, các chuyên gia, tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn. Cùng với đó, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức các diễn đàn kết nối về hỗ trợ khởi nghiệp và tuyên dương, khích lệ các tấm gương khởi nghiệp để truyền cảm hứng cho cộng đồng các DTTS...

Riêng năm 2017, Ủy ban Dân tộc đã huy động được Ngân hàng Thế giới và các đối tác ký kết 14 văn kiện hợp tác, hỗ trợ người dân và cộng đồng DTTS khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Tháng 6/2018, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế phát động Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng Chuỗi giá trị dành cho cộng đồng DTTS Việt Nam. Qua đó, góp phần phát hiện, tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc phát triển các chuỗi giá trị mang lại lợi ích cho cộng đồng DTTS…

Có thể nói, giảm nghèo bằng cách khuyến khích đồng bào DTTS chủ động tổ chức lao động sản xuất, khởi nghiệp, tạo ra thu nhập và vươn lên làm giàu đang là giải pháp giảm nghèo bền vững nhất. Cơ chế chính sách, sự quan tâm của Nhà nước và nguồn vốn là quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự kết nối, truyền cảm hứng, cổ vũ tinh thần để đồng bào DTTS tin rằng mình có thể khởi nghiệp thành công. Bởi không ai truyền cảm hứng khởi nghiệp tốt hơn chính đồng bào DTTS.

Ủy ban Dân tộc đã khảo sát, đánh giá được nhu cầu khởi nghiệp của đồng bào; thực hiện kết nối người DTTS có ý tưởng khởi nghiệp với các cố vấn, chuyên gia về khởi nghiệp; kết nối với các đối tác quốc tế, các chuyên gia, tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn. Cùng với đó, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức các diễn đàn kết nối về hỗ trợ khởi nghiệp và tuyên dương, khích lệ các tấm gương khởi nghiệp để truyền cảm hứng cho cộng đồng các DTTS...

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Cần Thơ: Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2024

Cần Thơ: Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 1/11, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm TP. Cần Thơ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2024. Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường tham dự khai mạc.