Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Không ai được tước đoạt quyền sống của trẻ em

Lê Vũ - 08:51, 22/07/2022

Đó là thông điệp mà rất nhiều người dân đã mang theo , khi đến tham dự trực tiếp phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án “dì ghẻ” và cha ruột bạo hành bé 8 tuổi đến tử vong tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra ngày 21/7, mà dư luận cả nước đặc biệt quan tâm.

Không ai được tước đoạt quyền sống của trẻ em
Rất đông người dân cả nước đã đổ về Toàn án Nhân dân TP Hồ Chí Minh ngày 21/7/2022 để theo dõi xét xử vụ án

Tuy rằng, sau đó Hội đồng xét xử đã thống nhất tạm hoãn phiên toà, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhưng rất đông người dân đã nán lại đặt di ảnh, những nhánh hoa để tưởng niệm nạn nhân. Vậy điều gì đã khiến dư luận bức xúc như thế ?

Trong vụ án này có 2 bị cáo bị truy tố gồm: Nguyễn Võ Quỳnh Trang (27 tuổi, quê Gia Lai, sống chung như vợ chồng với bị cáo Thái) và Nguyễn Kim Trung Thái (37 tuổi, cha ruột bé N.T.V.A). Trong đó, bị cáo Trang bị truy tố về tội "giết người" và "hành hạ người khác". Còn bị cáo Thái bị truy tố về tội "hành hạ người khác" và "che giấu tội phạm".

Theo cáo trạng, bé V.A. là con của Thái và chị N.T.H. Sau khi ly hôn, tháng 8/2020, Thái được Toà án nhân dân Quận 1 giao quyền nuôi bé V.A.

Đến tháng 9/2020, Trang có quan hệ tình cảm với Thái, đến chung sống như vợ chồng với Thái và bé V.A tại một căn hộ ở P.22, Q.Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh).

Từ ngày 7/12/2021 đến ngày 22/12/2021, Trang nhiều lần dùng tay, chân, cây gỗ, roi, cây kim loại đánh đập, hành hạ bé V.A trong nhiều ngày. Trang còn bắt bé chui vào chuồng chó nhốt cùng với chó. Thái nhiều lần chứng kiến con mình bị Trang đánh đập nhưng không can ngăn, nhiều lần cầm cây cùng Trang đánh đập bé.

Đỉnh điểm ngày 22/12/2021, Trang hành hạ bé V.A trong 4 giờ liền. Đến khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, qua điện thoại, Thái xem camera trong phòng ngủ của bé V.A, thấy Trang đang đánh bé nên điện thoại kêu Trang dừng lại. Nhưng, Trang vẫn tiếp tục đánh đập bé V.A đến hơn 6h chiều thì bé bất tỉnh.

Thấy bé V.A nằm bất tỉnh, Trang điện thoại cho Thái, cùng lúc Thái vừa đi làm về, chạy vào nhà sơ cứu cho bé, rồi cùng Trang và nhân viên bảo vệ tòa nhà đưa bé đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ xác định bé V.A tử vong trước khi đến bệnh viện. Thấy người bé có nhiều dấu vết nghi bị bạo hành, nên bác sĩ đề nghị bảo vệ bệnh viện trình báo Công an P.22, Q.Bình Thạnh.

Theo kết luận giám định pháp y tử thi của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.Hồ Chí Minh, nguyên nhân tử vong của bé V.A là phù phổi cấp do sốc chấn thương. Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. Hồ Chí Minh đã phục hồi và trích xuất được các dữ liệu camera mà Thái đã cố tình xóa nhằm che giấu hành vi phạm tội của Trang.

Theo kết luận giám định pháp y bổ sung của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP. Hồ Chí Minh, các vết thương trên người bé xảy ra khoảng 1 - 6 giờ chiều 22/12/2021 là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của bé V.A.

Cái chết của bé V.A vào thời điểm đó, chính là tiếng chuông cảnh tỉnh những bậc làm cha mẹ, và tất cả các tầng lớp xã hội về việc bảo vệ và chống bạo hành trẻ em trong thời gian qua.

Không ai được tước đoạt quyền sống của trẻ em 1
Cô Nguyễn Thị Ngoan ( 63 tuổi) từ Hà Nội bay vào TP Hồ Chí Minh từ rất sớm chi để theo dõi trực tiếp xét xử tại toà

Có mặt từ rất sớm, cô Nguyễn Thị Ngoan (63 tuổi) đến từ Hà Nội cho biết: “Tôi mới đáp chuyến bay vào TP. Hồ Chí Minh sáng sớm 21/7, nguyện vọng của tôi cũng như rất nhiều người dân khác là mong muốn có bản án thật nghiêm minh. Tôi theo dõi vụ án từ những ngày đầu, có hôm tôi thức đến hơn 2 giờ sáng để đọc các thông tin liên quan đến vụ án này, thực sự không cầm được nước mắt, quá tàn độc. Tôi mong rằng các gia đình, cộng đồng hành xử như thế nào cho có lương tâm con người, các cháu bé vô tội, đây là bài học cho tất cả mọi người.”

Không ai được tước đoạt quyền sống của trẻ em 2
Chị Nguyên Hạnh (quận Bình Tân) mong muốn mọi người chung tay không thờ ơ với việc bạo hành trẻ em bằng bất cứ hình thức nào

Chị Nguyên Hạnh, sống ở Quận Bình Tân chia sẻ: “Đêm qua em không tài nào ngủ được chỉ chờ đợi đến giờ phiên toà mở. Em cũng như mọi người đều mong muốn toà sẽ xử đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, bên cạnh đó em cũng mong muốn lời xin lỗi của cộng đồng chúng ta đối với bé V.A nói riêng và những trường hợp bạo lực, bạo hành trẻ em khác mà chúng ta đã thờ ơ trong cuộc sống.”

Không ai được tước đoạt quyền sống của trẻ em 3
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ , Chi Hội trưởng Chi Hội luật sư - Hội bảo vệ quyền trẻ em TP Hồ Chí Minh phát biểu kiến nghị tại toà

Còn luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi Hội trưởng Chi Hội Luật sư – Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP. Hồ Chí Minh khẳng định:”Vụ án này rất dã man. Hai người lớn cùng đánh đứa trẻ còn phụ thuộc (8 tuổi-PV) là hành vi đê hèn. Nên nhớ trong Luật trẻ em 2016 có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 đã ghi rất rõ – Quyền sống là quyền cơ bản đầu tiên mà các em phải được hưởng. 

Cụ thể là trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển. Tuy nhiên, ở đây người cha ruột, chẳng những không bảo vệ mà còn tham gia hành hạ bé trong thời gian dài, thì điều đó không thể chấp nhận được. Cha ruột mà còn không bảo vệ con mình thì ai bảo vệ đây? Đau lòng nhất là khi em bị nhốt trong chuồng chó suốt một thời gian, cái hình ảnh người cha cầm hung khí, đứng nhìn con mình bị nhốt trong chuồng chó như vậy thật sự làm tôi bị ám ảnh. 

Qua phản ánh của báo chí, qua các kiến nghị của luật sư, các cơ quan chuyên môn, các kết quả giám định… chúng tôi nhận thấy, cần nghiên cứu kỹ, xem xét mức độ, hành vi của người cha đối với đứa trẻ trong vụ án. Cần xem xét toàn diện để đánh giá đúng người, đúng tội. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân mà chúng tôi kiến nghị hoãn phiên toà.”


Tin cùng chuyên mục
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.