Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Không thể chủ quan với bệnh dại ở miền núi

PV - 10:27, 02/11/2018

Theo cảnh báo của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế trong những năm gần đây, bệnh dại đang có xu hướng tăng cao trở lại, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này do tập quán thả rông súc vật của người dân, và sự chủ quan của người dân khi bị chó, mèo cắn.

Theo cảnh báo của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế trong những năm gần đây, bệnh dại đang có xu hướng tăng cao trở lại, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này do tập quán thả rông súc vật của người dân, và sự chủ quan của người dân khi bị chó, mèo cắn.

Tiềm ẩn nguy cơ bệnh dại do tập quán thả rông súc vật của người dân miền núi. Tiềm ẩn nguy cơ bệnh dại do tập quán thả rông súc vật của người dân miền núi.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm ở nước ta, số tử vong do dại ghi nhận tăng cao trong giai đoạn 1990-2000, với hàng trăm trường hợp mỗi năm. Cùng với con số tử vong đó, hàng năm có trung bình khoảng 400.000 người bị chó, mèo cắn phải điều trị dự phòng bằng vaccine dại, mỗi ca điều trị dự phòng động vật cắn (chủ yếu là chó) tốn khoảng 1,5 triệu đồng. Thiệt hại trực tiếp về kinh tế ước khoảng 600 tỷ đồng/năm, ngoài ra, còn gây tổn thất đến sức khỏe, tinh thần của người dân.

Đáng lo ngại là, sau thời gian số ca tử vong do dại trên cả nước giảm, thì trong giai đoạn 2015-2016, tình hình bệnh dại tại Việt Nam có chiều hướng tăng cao trở lại với số ca tử vong năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt năm 2016, có 91 ca tử vong do dại (tăng 17% so với năm 2015 và 38% so với năm 2014). Năm 2017, kết thúc với con số 63 người chết vì bệnh dại. Bệnh xảy ra ở 31/63 tỉnh, nhưng số người chết do bệnh dại tập trung chủ yếu ở miền Bắc, chiếm 71% số ca bệnh dại của cả nước. Từ đầu năm 2018 đến nay, cả nước ghi nhận 69 người bị chết vì bệnh dại tại 24 tỉnh thành phố.

Lý giải tình trạng bệnh nhân mắc và tử vong vì bệnh dại vẫn cao, đại diện Văn phòng Dự án khống chế và loại trừ bệnh dại (Bộ Y tế) cho rằng, người dân không đi tiêm phòng dẫn đến tử vong đa số là chủ quan, cho rằng bị chó nhà cắn là bình thường. Đáng tiếc là những trường hợp tử vong hoàn toàn có thể tránh được bằng cách tiêm phòng bệnh dại cho chó; nếu bị chó, mèo nghi dại cắn, cào thì cần tiêm phòng vaccine đúng và đầy đủ. Tuy nhiên, thay vì đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm phòng, nhiều người chữa ở thầy lang, đắp thuốc Nam…

Để tiến tới loại trừ bệnh dại, trong năm 2017, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021. Cũng trong năm 2017, Chính phủ đã ra Chỉ thị số 31 ngày 6/7/2017 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại. Đây là các hoạt động phản ánh cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong công tác phòng chống, kiểm soát và tiến tới loại trừ bệnh dại. Tuy nhiên, để phòng chống bệnh dại thật sự hiệu quả, rất cần người dân nâng cao ý thức trong việc nuôi thả gia súc và điều trị bệnh khi bị chó mèo cắn.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.