Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc X’tiêng đã được tu sửa

PV - 10:33, 12/04/2019

Từ phản ánh của người dân và một số cơ quan báo chí về tình trạng khu bảo tồn văn hóa dân tộc X’tiêng sóc Bom Bo bị xuống cấp. Trong đó, Báo Dân tộc và Phát triển số 1473 ra ngày 12/12/2018, có đăng chùm ảnh “Khu bảo tồn văn hóa dân tộc X’tiêng sóc Bom Bo: Xuống cấp nghiêm trọng” của tác giả Văn Đoàn…, UBND huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã tiến hành kiểm tra hiện trạng và triển khai giải pháp khắc phục. Đến nay, đa số hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp đã được sửa chữa, làm mới.

Theo bà Điểu Hà Hồng Lý, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng: Ngày 16/10/2015, giai đoạn 1 Dự án Khu bảo tồn văn hóa dân tộc X’tiêng sóc Bom Bo được khánh thành và đưa vào hoạt động. Dự án do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư. Ở giai đoạn 1, khu bảo tồn được xây dựng trên diện tích 39ha trong tổng diện tích quy hoạch hơn 113ha. Công trình có tổng kinh phí hơn 85 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ hơn 30 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 26 tỷ đồng còn lại gần 27 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Khu tái hiện Lễ hội đâm trâu đã được bổ sung đủ 9 bức tượng người. Khu tái hiện Lễ hội đâm trâu đã được bổ sung đủ 9 bức tượng người.

Công trình gồm các hạng mục như: Nhà dài truyền thống, điểm Trường Tiểu học Xuân Hồng, hệ thống đường giao thông, điện nước, sân lễ hội, nhà đón tiếp, nhà lưu giữ làng nghề truyền thống, sân và nhà voi… Do tác động của thời gian và ý thức của một bộ phận người dân trong việc giữ gìn nên Khu bảo tồn đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Từ cuối năm 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bàn giao công tác quản lý hoạt động Khu bảo tồn về UBND huyện Bù Đăng quản lý, điều hành theo quy định.

Trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, huyện đã đầu tư khoảng 1,2 tỷ đồng để sửa chữa 3 nhóm hạng mục lớn gồm: Sửa chữa mái nhà dài, nâng xà gồ lên cao hơn mức cũ 10cm, lợp lá mây, gia cố nền hiên nhà, thay mới vách nhà (vách 2 nhà dài làm bằng lồ ô), sơn, xử lý mối mọt, sửa chữa, làm mới các bức tượng tại sân lễ hội và trong nhà trưng bày; sửa chữa nhà vệ sinh, hệ thống điện, nước, khoan thêm 2 giếng nước…

Bên cạnh đó, dự án của tỉnh cũng đã bàn giao cho huyện 24 căn nhà nằm trong Khu bảo tồn cho 20 hộ hoạt động văn hóa và 4 hộ hoạt động làng nghề (dệt thổ cẩm, đan lát, rèn, rượu cần). Trong dịp Tết Nguyên đán 2019, Khu bảo tồn đã thu hút khoảng trên 3.000 lượt khách thăm quan.

Hiện nay, UBND huyện Bù Đăng đã lập kế hoạch đầu tư phát triển nhằm thu hút du khách đến với Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo theo mô hình “cùng ăn cùng ở, cùng làm với Nhân dân”.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Quản lý Khu bảo tồn văn hóa dân tộc X’tiêng sóc Bom Bo Đàm Hữu Xuyên cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng xong Đề án hoạt động của Khu bảo tồn văn hóa dân tộc X’tiêng sóc Bom Bo giai đoạn 2018-2023 và đang trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Trước mắt, chúng tôi tập trung đào tạo nhân lực nòng cốt gồm: Thuyết minh, lễ tân, phục vụ, nấu ăn, bảo vệ, chăm sóc cây, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Cùng với đó là duy trì các hoạt động làm nghề truyền thống như: nấu rượu cần, dệt thổ cẩm, biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, diễn xướng dân gian…

“Để xây dựng, phát triển giai đoạn 2 của Khu bảo tồn với các hạng mục như khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, trồng các loại cây ăn trái đặc sản… làm phong phú các loại hình dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng theo mô hình homestay. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa mời gọi được các nhà đầu tư nên còn khó khăn về nguồn kinh phí. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi xã hội hóa để tiếp tục triển khai Dự án …”, ông Đàm Hữu Xuyên chia sẻ thêm.

BẰNG GIANG

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!