Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Khủng hoảng tâm lý tuổi học đường mùa Covid-19: Chuyện không thể xem thường

Thiên An - 19:59, 03/07/2021

Giãn cách xã hội, học trực tuyến, không được vui chơi, trò chuyện với bạn bè, không được tham gia các hoạt động ngoài xã hội, thời gian chơi game nhiều… là những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý trong nhiều học sinh, sinh viên. Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần Trung ương, trong số những người có biểu hiện tâm lý bất bình thường đến khám, tư vấn thời gian qua, thì có đến 30% là học sinh, sinh viên.

Chuyên viên tư vấn đang điều trị tâm lý cho một học sinh nghiện game
Chuyên viên tư vấn đang điều trị tâm lý cho một học sinh nghiện Game

Đang là một học sinh chăm chỉ, học giỏi bỗng dưng cô bé Ngô Thị Thu (tên nhân vật đã được thay đổi), học sinh lớp 8 ở một trường học tại Hà Nội thường xuyên kêu chán học, học không tập trung, đầu óc căng thẳng. Kết thúc một buổi học, Thu không nhớ gì, chỉ thấy mệt mỏi. Chị Hòa, mẹ của Thu cho biết: “Tôi luôn nghĩ con đang ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, chỉ có việc học thôi. Mà học trực tuyến thì đơn giản lắm, thay vì đến lớp, con tôi chỉ ở nhà và học trên máy tính. Ai ngờ khi thấy con có nhiều biểu hiện bất thường, tôi cho con đi khám thì phát hiện con khởi phát bệnh tâm thần trầm trọng”.

Hiện, Thu đang trị liệu tâm lý tại Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ tinh thần Braincare. Giờ đây, chính chị Hòa cũng trở nên hoảng loạn trước tình trạng bệnh của con gái mình. Mọi chuyện chỉ bắt đầu từ tháng 3/2020, trong hoàn cảnh dịch Covid-19 bùng phát, Thu đang học lớp 8 phải chuyển sang học trực tuyến tại nhà.

Khi dịch Covid-19 lắng xuống, Thu trở lại lớp học nhưng tình trạng bệnh càng nặng hơn. Đến giờ đi học là Thu khóc lóc, năn nỉ xin ở nhà, một tuần đi học bập bõm được 2-3 buổi, kết quả học tập giảm sút rõ rệt. Tình trạng kéo dài một năm qua, đến thời điểm chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10 mà Thu gần như buông việc học hành, chị Hòa đành cho con đi khám tâm lý. Đến lúc này, với sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý, chị mới hiểu rõ bệnh tình của con mình.

Không chỉ riêng cô học trò Thu, mà nhiều trường hợp đến khám tâm lý tại Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ tinh thần Braincare, đều ở tình trạng không thể thích nghi được với việc học trực tuyến. Đa phần các ông bố bà mẹ đã không hiểu căn nguyên để động viên, hỗ trợ con mà ngược lại có khi còn tỏ thái độ thất vọng, mắng mỏ các con thái quá.

Theo Tiến sĩ Tâm lý giáo dục Nguyễn Thị Thắm, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ tinh thần Braincare, kết quả kiểm tra đánh giá cho thấy, vấn đề mà Thu và một số học sinh gặp phải chính là tốc độ xử lý các tình huống trong cuộc sống không nhanh như các bạn, tức là sự mã hoá trên não ra thao tác bên ngoài bị chậm. Kiểu cấu trúc thần kinh của cô bé không ổn định, chỉ cần những tác động nhỏ của môi trường cũng làm các em bị chao đảo tâm lý.

Chị Hòa, mẹ bé Thu (bìa phải) phản ánh tình trạng của con gái mình với chuyên viên tư vấn.
Chị Hòa, mẹ bé Thu (bìa phải) phản ánh tình trạng của con gái mình với chuyên viên tư vấn.

Tại Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ tinh thần Braincare, chúng tôi gặp cậu học sinh tên Tuấn đang lặng lẽ ngồi vào bàn tham vấn. 10 phút trôi qua, mặc dù Thạc sĩ Nguyễn Thị Thuý Hằng, chuyên viên tư vấn tìm cách tiếp cận nhưng cậu cứ gục mặt xuống không nói nửa lời.

Nhà Tuấn ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), kinh tế khá giả, bố mẹ bận công việc, sợ con buồn nên từ mùa Covid-19 đã thả lỏng cho Tuấn dùng IPad, IPhone để học trực tuyến và lướt Web. Trong những ngày giãn cách xã hội, Tuấn đã ngụp lặn trong không gian mạng để chơi game và tham gia đủ các nhóm chát cùng bạn bè thâu đêm suốt sáng cho đến khi nghiện nặng. Khi bố mẹ thu điện thoại, Tuấn lập tức có biểu hiện run bần bật, cảm thấy lo âu, chảy mồ hôi, hụt hơi như đang lên cơn nghiện. Nhưng khi có điện thoại trong tay thì Tuấn lại đập vỡ với thái độ giận dữ.

Đi học trở lại, Tuấn tiếp tục có những biểu hiện kì cục như, xì mũi liên tục và vứt giấy lau mũi đầy quanh lớp, vứt cặp của bạn bè vào nhà vệ sinh. Trong lúc chạy ở sân trường hay hành lang, cậu luôn chen lấn xô đẩy người khác, ngáng chân cho bạn ngã. Tuấn cũng chẳng thiết học hành, cứ đến tiết Toán là trốn vào nhà vệ sinh.

Các chuyên viên Phòng trị liệu tâm lý kết luận, Tuấn mắc hội chứng tăng động giảm tập trung. Hiện tại, Tuấn vẫn đang phải tham gia trị liệu và can thiệp tâm lý trong một thời gian dài.

Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng, Viện phó Viện Sức khoẻ tâm thần Bạch Mai cho biết, dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tâm lý ở mọi lứa tuổi, trong đó có học sinh, sinh viên. Không những thế, dịch bệnh còn ngáng trở việc khám bệnh và trị liệu do phải thực hiện giãn cách xã hội và tâm lý ngại đến bệnh viện.

Những biểu hiện phát bệnh tâm thần ở lứa tuổi học sinh thời Covid-19 đang ngày càng phổ biến. Nhưng các bậc phụ huynh hầu như chưa có kiến thức về điều này, thường lơ là, coi thường các biểu hiện bệnh.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.