Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Kiên Giang: Chăm lo phát triển giáo dục vùng đồng bào Khmer

Gia Ân - 18:27, 06/11/2024

Thời gian qua, nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là triển khai Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), công tác đào tạo, giáo dục ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang đã có nhiều đổi thay tích cực.

Lớp học dạy chữ Khmer tại điểm chùa Tà Mum, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
Lớp học dạy chữ Khmer tại điểm chùa Tà Mum, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Kiên Giang Thiều Văn Nam cho biết: Tỉnh Kiên Giang hiện có 6 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trong đó có 1 trường PTDTNT THPT với 12 lớp và 5 trường PTDTNT THCS với tổng số 42 lớp. Thời gian qua, việc đầu tư cơ sở vật chất vùng đồng bào DTTS đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Từ đó, kết quả thi tốt nghiệp của học sinh DTTS trong tỉnh hằng năm đều đạt chất lượng cao ở cả 3 cấp học.

Bên cạnh đó, việc dạy và học chữ Khmer được các cấp, các ngành và đồng bào Khmer quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 43 điểm trường dạy song ngữ với 223 lớp, gần 5.900 học sinh dân tộc Khmer theo học; 31 chùa dạy chữ Khmer vào dịp Hè với 297 lớp và hơn 7.000 học sinh dân tộc Khmer theo học mỗi năm. Hằng năm, tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ ngân sách để mua sách Khmer ngữ và tổ chức dạy chữ Khmer trong dịp Hè.

Với nhiều chính sách đầu tư chăm lo phát triển giáo dục dân tộc, chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh Kiên Giang ngày càng ổn định và nâng cao. Đặc biệt hệ thống các trường PTDTNT, PTDT bán trú từng bước được đầu tư phát triển, khẳng định vị trí quan trọng trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người DTTS, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhanh, bền vững của địa phương.

Thư viện Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên (huyện An Biên) được trang bị đầy đủ, các thiết bị đáp ứng nhu cầu đọc sách của các học sinh dân tộc.
Thư viện Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS An Biên (huyện An Biên) được trang bị đầy đủ, các thiết bị đáp ứng nhu cầu đọc sách của các học sinh dân tộc

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Dự án 5 Chương trình MTQG 1719 đã góp phần chuẩn hóa cơ sở vật chất của các trường PTDTNT, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống; đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh DTTS, góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh”.

Ông Lê Trung Hồ Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang

Đơn cử như Trường PTDTNT THCS An Biên, huyện An Biên, sau nhiều năm đã bị xuống cấp, ẩm thấp, năm học 2023 - 2024, Trường được Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ các trang thiết bị; phòng học bộ môn, thư viện đạt chuẩn, khu phục vụ học tập, khối hành chính - quản trị; khu nhà ở công vụ với 10 phòng, đảm bảo tốt nhu cầu ở nội trú cho giáo viên; khu vực ký túc xá học sinh gồm 30 phòng và nhà ăn tập thể, đáp ứng 100% nhu cầu trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng toàn bộ học sinh nội trú, đảm bảo đáp ứng tốt hoạt động dạy học và các hoạt động khác của nhà trường.

Thầy Huỳnh Văn Tiến, Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS An Biên chia sẻ: “Năm học 2024 - 2025, Trường có 279 em, được chia thành 9 lớp (trong đó có 3 lớp 6 với 99 học sinh). Trường luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; tích cực tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Khi ngôi trường mới khang trang được đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi để thầy và trò an tâm dạy và học.

Em Danh Kim Thủy, lớp 8B, Trường PTDTNT THCS An Biên cho biết: “Bước vào năm học mới, có phòng học mới, nhà ăn mới, có mái che sân trường, em và các bạn rất vui. Em hứa sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng thầy cô đã quan tâm, tạo điều kiện cho chúng em có một môi trường học tập tốt”.

Nữ sinh dân tộc Khmer đang học tập tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Gò Quao.
Nữ sinh dân tộc Khmer đang học tập tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Gò Quao

Anh Danh Phiên ở ấp Hòa Hớn, xã Định Hòa có 2 con đang học tại Trường PTDTNT THCS Gò Quao chia sẻ: Nhờ sự quan tâm chăm lo của Nhà nước đối với con em đồng bào các dân tộc, nên các con của tôi được học ở Trường PTDTNT THCS Gò Quao, được hỗ trợ toàn bộ tiền học phí, tiền ăn, ở, sinh hoạt. Chúng tôi rất biết ơn những chính sách đãi ngộ của Nhà nước, biết ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo của trường nội trú đã chăm sóc, thương yêu giáo dục các cháu”.

Ông Lê Trung Hồ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thông tin, năm học 2024 - 2025, tỉnh đầu tư trên 158,2 tỷ đồng xây dựng bổ sung phòng học lý thuyết, phòng học bộ môn, nhà đa năng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, sửa chữa phòng học, ký túc xá, đầu tư hệ thống phòng cháy, chữa cháy… tại 7 trường học trực thuộc Sở. Tỉnh cũng tranh thủ các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học tại vùng DTTS của tỉnh.

Tỉnh Kiên Giang cũng đề ra mục tiêu đến năm 2025, tổ chức giảng dạy tiếng Khmer trong chương trình môn học tiếng DTTS đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ở bậc tiểu học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; đảm bảo đủ giáo viên dạy tiếng Khmer, trong đó 45% giáo viên có trình độ chuẩn được đào tạo, 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về học tiếng DTTS được bồi dưỡng nâng cao năng lực; đảm bảo đủ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng Khmer bậc tiểu học.           

Tin cùng chuyên mục
“Thầy, cô thay đổi” vì một trường học hạnh phúc

“Thầy, cô thay đổi” vì một trường học hạnh phúc

Chương trình “Thầy, cô thay đổi” đã được đông đảo cán bộ quản lý và giáo viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương hưởng ứng, tham gia tích cực, ngày càng được triển khai rộng rãi, chuyển biến từ “lượng” sang “chất”. Mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là những tấm gương điển hình trong việc nêu cao vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người”. Chương trình cũng đã góp phần khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nhà giáo, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
Đọc nhiều