Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Hồng Diễm - Minh Ngân - 06:52, 19/04/2024

Không khí Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã và đang tiếp tục rộn ràng khắp các phum sóc, các ngôi chùa và đến từng hộ gia đình. Ngoài các hoạt động tại chùa theo phong tục truyền thống, đồng bào Khmer còn được các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, chính quyền địa phương còn phối hợp với các chùa Khmer tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào.

Ban tổ chức các hoạt động ""Tết Quân - Dân" năm 2024 trao nhà Đại đoàn kết cho họ đồng bào Khmer ở U Minh Thượng (Kiên Giang)
Ban tổ chức các hoạt động "Tết Quân - Dân" năm 2024 trao nhà Đại đoàn kết cho họ đồng bào Khmer ở U Minh Thượng (Kiên Giang)

Kiên Giang là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đứng thứ 3 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với 237.157 người, chiếm trên 13% dân số của tỉnh. Những ngày này, trong không khí rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, các chùa trên địa bàn tỉnh đều trang hoàng rực rỡ, cờ, phướn treo dọc các tuyến đường vào chùa, khuôn viên chùa cây lá được cắt tỉa gọn gàng và những bông hoa đua nhau khoe sắc tô điểm cho phong cảnh ở đây. Đặc biệt là, tiếng nhạc ngũ âm rộn ràng, réo rắt vang lên nhiều hơn, khiến không khí càng trở nên vui tươi, phấn khích.

Chung vui đón Tết của đồng bào dân tộc Khmer, những ngày qua, Kiên Giang đã cử nhiều đoàn đến thăm tặng quà tại các chùa, tổ chức họp mặt Người có uy tín trong đồng bào DTTS, thực hiện nhiều công trình an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS, trao nhà cho đồng bào Khmer thuộc diện hộ nghèo, phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ thể thao mang đậm nét văn hóa dân tộc như đua ghe Ngo mini, Tết Quân – Dân mừng Chôl Chnăm Thmây, giải bóng đá sân ruộng…

Thượng toạ Danh Nâng trụ chì chùa Thứ Năm ( Kiên Giang ) trao quà đến phật tử nhân dịp Tết Cổ truyền
Thượng toạ Danh Nâng trụ trì chùa Thứ Năm ( Kiên Giang ) trao quà đến phật tử nhân dịp Tết Cổ truyền

Theo Thượng tọa Danh Nâng, Phó Chủ tịch kiêm Chánh Thư ký Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, trụ trì chùa Thứ Năm, cho biết: Năm nay, đồng bào ăn Tết sung túc hơn năm trước, vì lúa được mùa lại trúng giá, ai cũng vui nhưng vui hơn khi nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền chăm lo đời sống đồng bào cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Góp mừng vui Tết, năm nay, ngoài những nghi thức truyền thống tại chùa, các chùa còn phối hợp với địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao mang đậm nét văn hóa dân tộc. 

"Tại chùa Thứ Năm, sư cho làm thêm một số tiểu cảnh mới và khu vực trưng bày nông cụ truyền thống của đồng bào Khmer. Việc triển lãm, trưng bày, giới thiệu hiện vật về văn hóa, đời sống, sinh hoạt của đồng bào Khmer được chùa duy trì thường xuyên, góp phần giới thiệu nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer khi tới du khách khi đến chùa", Thượng tọa Danh Nâng cho hay.

Tìm hiểu từ thực tế cho thấy, những năm gần đây, đời sống của đồng bào tỉnh Kiên Giang không ngừng khởi sắc. Các chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều hộ được hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề… đã phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer phát triển, giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể.

Bà Phan Thị Hường-một gia đình chính sách dân tộc Khmer (thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành) vừa được nhận quà Tết từ UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, gia đình bà và các hộ được nhận quà Tết rất vui, đây là nguồn động viên rất lớn đối với chúng tôi khi được chính quyền quan tâm chăm lo, nhân ngày Tết cổ truyền của dân tộc mình.

Mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024, Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã trao gần 200 phần quà đến Sư sãi và Người có uy tín khu vực biên giới
Mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024, Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã trao gần 200 phần quà đến Sư sãi và Người có uy tín khu vực biên giới

Theo ông Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, thời gian qua, tỉnh đã tập trung đầu tư và thực hiện có hiệu quả chính sách đối với vùng đồng bào DTTS, nhất là dân tộc Khmer, trong đó tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719. Từ đó, đời sống Nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 3,68%  (năm 2022) còn 2,40% (đến cuối năm 2023); Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS được duy trì và phát triển...

Bên cạnh đó, Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cũng đã và đang tiếp tục quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, gắn với Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đề án sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.

"Chúng tôi tin rằng, cùng với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ các chính sách dân tộc của Nhà nước, sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành và địa phương trong triển khi các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn, sự cần cù lao động, sáng tạo của đồng bào dân tộc Khmer, tin rằng đời sống của đồng bào sẽ thay đổi toàn diện", ông Danh Phúc kỳ vọng.

Tin cùng chuyên mục
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.