Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kiên Giang: Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới

Văn Linh - 11:18, 30/12/2022

Ngày 29/12, tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới và Tổng kết công tác dân tộc năm 2022. Ông Nguyễn Hoàng Hành - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc Địa phương (Ủy ban Dân tộc) đến dự và chỉ đạo Hội nghị.

Ông Nguyễn Hoàng Hành - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương, Ủy ban Dân tộc phát biểu tại Hội nghị
Ông Nguyễn Hoàng Hành - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương, Ủy ban Dân tộc phát biểu tại Hội nghị

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 230.500 người dân tộc Khmer sinh sống, chiếm 13,19% dân số của tỉnh, hầu hết bà con sinh sống ở khu vực nông thôn và khu vực biên giới; có 33 xã thuộc vùng DTTS. Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII), bằng các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội đã tạo điều kiện để đồng bào ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, an cư lạc nghiệp.

3 năm qua, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư hơn 210 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, trạm y tế, trường học, cung cấp nước sinh hoạt ở vùng đồng bào Khmer; hỗ trợ gần 11.300 lượt hộ vay vốn phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề, học nghề và nhiều hoạt động thiết thực khác… Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang đã có sự chuyển biến rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều chỉ còn 4,73%.

Ngoài ra, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí trùng tu, sửa chữa 5 chùa Phật giáo Nam tông là di tích được xếp hạng đưa vào dự án bảo tồn; hỗ trợ cải tạo, sửa chữa các lò hỏa táng… tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nhằm gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Trong năm 2022, tỉnh Kiên Giang đã bầu chọn 235 Người có uy tín trong cộng đồng người Khmer. Đây là nhân tố quan trọng trong việc vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, gìn giữ tình làng nghĩa xóm tại cộng đồng dân cư.

Bên cạnh những kết quả trên, tại Hội nghị còn chỉ ra một số vấn đề còn bất cập trong quá trình triển khai, như thời gian triển các dự án, tiểu dự án từ nguồn vốn sự nghiệp và đầu tư công quá cập rập, đến giữa quý III trong năm Ban Dân tộc tỉnh mới đưa danh mục được duyệt nên không địa phương nào thực đạt kế hoạch; cần có quy định cụ thể định mức hỗ trợ đất sản xuất; chưa tham mưu kịp thời về đầu tư cơ sở vật chất, tạo nguồn đội ngũ giáo viên cho các trường dân tộc nội trú…

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Hành - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương (Ủy ban Dân tộc) yêu cầu Ban Dân tộc nghiên cứu, tham mưu lãnh đạo tỉnh triển khai các Nghị quyết của Ủy ban Dân tộc, bám vào nội dung chương trình hành động phù hợp để xây dựng kế hoạch; rà soát và có kế hoạch phổ cập giáo dục phù hợp; bổ sung đối tượng tư vấn pháp luật ngoài hộ nghèo nên chú ý đến những người có trình độ học vấn thấp; vận dụng tốt chủ trương từ Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong đồng bào dân tộc Khmer.

Tin cùng chuyên mục
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...