Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Kiên quyết đấu tranh với các thế lực xấu, phá hoại

Nguyễn Thanh - 16:07, 13/04/2021

Ngày bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang đến gần. Công tác chuẩn bị cho bầu cử đang được tiến hành khẩn trương theo đúng các bước, quy trình và quy định của luật bầu cử. Song song với công tác tuyên truyền trên nhiều hình thức thì việc đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội… là rất quan trọng để góp phần làm cho cuộc bầu cử thành công.

Pano, băng rôn tuyên truyền về ngày bầu cử được thị trấn Lao Bảo huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thực hiện nghiêm túc
Pano, băng rôn tuyên truyền về ngày bầu cử tại thị trấn Lao Bảo huyện Hướng Hóa (Quảng Trị)

Xuất hiện nhiều kênh thông tin chống phá

Gần đây, nhiều tài khoản Facebook; thậm chí, một số kênh, đài như Á Châu tự do… đã lợi dụng việc ứng cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp để chống phá cuộc bầu cử, nói xấu chế độ… Đặc biệt, các trường hợp này còn thông qua các diễn đàn trên mạng xã hội để “quảng bá” tranh cử, tung tin xuyên tạc bịa đặt về cuộc bầu cử... gây ảnh hưởng đến uy tín người ứng cử, làm sai lệch bản chất của cuộc bầu cử, tạo dư luận không tốt trong toàn xã hội.

Không thể để các đối tượng xấu phá hoại cuộc bầu cử, Công an thành phố Hà Nội đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với bị can Lê Trọng Hùng về tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Trường hợp Lê Trọng Hùng bị bắt ngày 29/3/2021 chính là lời cảnh tỉnh cho những đối tượng lợi dụng cuộc bầu cử để thực hiện hành vi chống phá chế độ.

Tại Nghệ An, một số đối tượng cực đoan đã chống đối bằng chiêu bài lợi dụng các trang mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền tài liệu, thông tin xấu độc, nhất là trong thời điểm chuẩn bị bầu cử. Trong số các đối tượng này có các tài khoản Facebook như “Bac Nguyen Cong”, “Hoài Thạch Sơn”, “Nguyễn Đức Nhân”, “Nguyễn Nghĩa”, “Chương Nguyễn”, “Nguyễn Ngọc Định”… đã lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội và một số vụ việc của tỉnh khác để xuyên tạc, kích động, phát tán thông tin, luận điệu sai trái, chống phá Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương.

Đáng chú ý, trên mạng xã hội cũng đã xuất hiện tình trạng đăng tải thông tin có nội dung chưa được kiểm chứng, hạ uy tín một số nhân sự ứng cử...; xuất hiện những “lời vận động” cử tri không đi bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

 Nghệ An thành lập nhiều đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử ở cơ sở
Nghệ An thành lập nhiều đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử ở cơ sở

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch ủy ban bầu cử tỉnh Nghệ An cho rằng: Để kịp thời ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại cuộc bầu cử thì cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường theo dõi, phát hiện, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các âm mưu, hoạt động chống phá cuộc bầu cử, thông tin xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước.

Theo lãnh đạo các địa phương, các cấp ủy, chính quyền cần nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội, những vấn đề phức tạp phát sinh liên quan đến cuộc bầu cử được dư luận quan tâm, giải quyết kịp thời các tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Song song đó, phải kịp thời chỉ đạo, phối hợp, tổ chức lực lượng đấu tranh, ngăn chặn, xử lý, nhất là các đối tượng đăng tải, tán phát thông tin xấu độc, không đúng sự thật về cuộc bầu cử trên internet, mạng xã hội thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý.

Đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức

Những hình thức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh ở cơ sở, các loại hình báo chí, pa-nô, áp phích, tranh cổ động, mạng xã hội, xe phát thanh lưu động, thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên... đang phát huy tích cực và hiệu quả. Mục đích cũng để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử; các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân; động viên cử tri tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử.

Ông Lê Bá Hùng, chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) nói: công tác tuyên truyền về bầu cử không chỉ được thực hiện trước thời điểm diễn ra bầu cử mà còn xuyên suốt trong quá trình bầu cử và sau thời điểm bầu cử. Chúng tôi đang đề nghị công an, quân sự, trật tự đô thị phối hợp các lực lượng chức năng đóng trên địa bàn như đồn biên phòng bám sát địa bàn, nắm bắt dư luận vùng giáp biên để tuyên truyền cho người dân hiểu về ý nghĩa ngày bầu cử, không nghe lời kẻ xấu xúi giục…

Pano tuyên truyền bầu cử được đặt tại thị trấn Khe Sanh huyện Hướng Hóa
Pano tuyên truyền bầu cử được đặt tại thị trấn Khe Sanh huyện Hướng Hóa

Theo kế hoạch, công tác tuyên truyền được thực hiện cao điểm từ ngày 10/4/2021 đến hết ngày 25/5/2021. Trong đó, chú trọng thực hiện trên các tuyến Quốc lộ, thành phố, thị xã; trước cổng trụ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; nhà văn hóa khối, xóm, bản; các điểm diễn ra bầu cử.

Qua nắm bắt từ các cơ sở, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy các tỉnh đã đề nghị các sở ngành, địa phương cần tổ chức tuyên truyền công tác bầu cử trên hệ thống phát thanh cơ sở ở xã, phường, thị trấn; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh tại cơ sở gắn với tập trung đấu tranh, phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, thù địch, lợi dụng quá trình tổ chức cuộc bầu cử để xuyên tạc, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, địa phương đã chỉ đạo các cơ quan báo chí của tỉnh mở chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về cuộc bầu cử; ưu tiên dung lượng, thời lượng các tin, bài, phỏng vấn, phóng sự chuyên sâu về một số điểm cơ bản trong Hiến pháp 2013, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND; giới thiệu tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp; tuyên truyền về hoạt động bầu cử, giới thiệu danh sách các ứng cử viên, tiểu sử những người ứng cử; ý kiến của cử tri; quyền và nghĩa vụ của cử tri; hướng toàn xã hội quan tâm vào sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng sắp tới.

Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.