Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Kim ngân hoa - vị thuốc quý bạn nên biết

Như Ý - 07:51, 28/12/2023

Kim ngân hoa còn có tên gọi khác là nhẫn đông hoa, nhị bảo hoa, song bào hoa, kim đằng…có tính hàn, vị ngọt, không độc. Đây là thảo dược quý với nhiều tác dụng như kháng viêm, chống khuẩn, trị tiêu chảy, lở ngứa, sốt xuất huyết…Sau đây là công dụng và bài thuốc từ cây kim ngân hoa mời các bạn tham khảo.

Kim ngân hoa là thảo dược quý với nhiều tác dụng như kháng viêm, chống khuẩn, trị tiêu chảy, lở ngứa, sốt xuất huyết…
Kim ngân hoa là thảo dược quý với nhiều tác dụng như kháng viêm, chống khuẩn, trị tiêu chảy, lở ngứa, sốt xuất huyết…

Đặc điểm

Là loại cây leo dạng thân quấn, có khả năng vươn dài đến 10m hoặc hơn. Cành cây non có màu lục nhạt, phủ lông mịn; còn cành già có màu nâu đỏ nhạt và mịn.

Lá kim ngân hoa mọc đối hoặc vòng 3, có hình dạng mũi mác và cuống lá ngắn, cả 2 mặt lá đều phủ lông mịn.

Hoa mới nở có màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu vàng. Trên một cành cây có thể thấy cả hoa trắng và vàng. Quả có màu đen, hình cầu.

Tác dụng của cây kim ngân hoa

Thanh nhiệt giải độc: Giúp làm mát cơ thể, loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, điều trị các triệu chứng nhiệt động như sốt nóng, sởi, bệnh lý do nhiệt động gây ra.

Kháng khuẩn, chống viêm: Thành phần kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên giúp chống lại vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch để nâng cao sức khỏe tổng thể.

Tốt cho gan, thận: Kim ngân hoa giúp hỗ trợ quá trình hoạt động của gan thận giúp các cơ quan này bị làm việc quá tải. Qua đó, giúp đẩy lùi các bệnh về thận yếu, gan yếu. Tuy nhiên, tùy vào mức độ bệnh mà sẽ kết hợp với các thảo dược sao cho phù hợp nhất.

Tốt cho đường huyết: Uống nước sắc hoa kim ngân có thể giúp làm tăng lượng đường ở những người tụt đường huyết hay có mức đường huyết thấp.

Hỗ trợ điều trị mắt: Kim ngân có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, nhất là bệnh xuất huyết võng mạc.

Chống oxy hóa: Kim ngân hoa có chứa chất oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho tế bào, bảo vệ da và làm chậm quá trình lão hóa da.

Tác dụng trung khu thần kinh: Sử dụng cây kim ngân sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và hưng phấn hơn nhờ khả năng tác động thẳng đến dây thần kinh. Vì vậy, thông thường sử dụng xong sẽ giúp bạn ngủ hơn và giảm căng thẳng hiệu quả.

(Tổng hợp) Kim ngân hoa-vị thuốc quý bạn nên biết 1

Tốt cho hệ tuần hoàn máu: Vị thuốc kim ngân hoa ngay khi vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình hoạt động của các tế bào máu. Từ đó, làm giảm các triệu chứng của bệnh hạ huyết áp. Bên cạnh đó, vị thảo dược dược này còn có tác dụng làm hạ cholesterol cao trong máu. Qua đó, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo dư thừa trong cơ thể.

Thanh giải biểu nhiệt: Có tác dụng giải tỏa cảm giác nóng bức, giảm biểu nhiệt, khó chịu trong cơ thể gây nên do tình trạng viêm nhiễm, hoạt động của hệ miễn dịch. Vì vậy, nó có tác dụng làm dịu triệu chứng sốt cao, đau họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng,...

Thanh thấp nhiệt: Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, hoa còn có tác dụng điều hòa hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng thấp nhiệt như tiêu chảy, lỵ, làm dịu và ổn định hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng ruột, kiểm soát triệu chứng tiêu chảy.

Làm dịu dị ứng: Với tính chất chống dị ứng, hoa có tác dụng làm dịu nhanh các tình trạng mẩn đỏ, sưng viêm nên cây còn được dùng để làm giảm các triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng da, viêm sởi,...

Dưỡng da: Các dạng vitamin và chất chống oxy hóa trong nhẫn đông hoa giúp cung cấp dưỡng chất quan trọng cho làn da. Kem dưỡng da hoặc dầu kim ngân hoa thường được sử dụng để cung cấp độ ẩm, làm dịu và giúp làm mờ các vết thâm nám.

Chăm sóc tóc: Ngoài việc chăm sóc da, kim ngân hoa cũng có thể được sử dụng trong việc dưỡng tóc. Dầu hoặc bột ngân hoa có thể giúp cung cấp dưỡng chất cho tóc, làm dịu da đầu và giảm tình trạng gàu.

(Tổng hợp) Kim ngân hoa-vị thuốc quý bạn nên biết 2

Bài thuốc từ cây kim ngân hoa

Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn: Cần chuẩn bị 16g kim ngân hoa, 20g ngân trần cùng với 12g mỗi loại: mộc thông, hoạt thạch, đại phúc bì, hoàng cầm, 8g mỗi loại: trư linh, đậu khấu, phục linh và 4g cam thảo. Sau đó bạn đem sắc và uống với liều lượng 1 thang/ngày.

Dự phòng viêm não: Chuẩn bị hạ khô thảo, hoa kim ngân, bồ công anh mỗi vị 20g. Sắc thuốc chia làm 2 – 3 lần uống/ngày.

Chữa sốt xuất huyết: Chuẩn bị 2g kim ngân hoa, 2g rễ cỏ tranh, 16g hoa hòe, 16g cỏ nhọ nồi, 12g hoàng cầm, 12g liên kiều và 8g chi tử. Sau đó bạn đem sắc và uống mỗi ngày một thang.

Chữa bệnh sởi: Chuẩn bị kim ngân hoa và cỏ ban dạng tươi mỗi loại 30g. Đem cả hai giã nhỏ, hòa thêm với 100ml nước đun sôi để nguội. Lọc bã lấy nước uống

Chữa viêm khớp dạng thấp: Chuẩn bị 20g kim ngân hoa, 40g thạch cao, 12g từng loại: hoàng bá, ngạnh mễ, phòng kỷ,tang chi, tri mẫu cùng 8g thương truật và 6g quế chi. Sau đó bạn đem sắc uống 1 thang/ngày.

Chữa viêm ruột thừa: Chuẩn bị kim ngân 120g; Đương quy và huyền sâm mỗi vị 80g; Địa du và mạch môn mỗi vị 40g; Hoàng cầm 16g; Cam thảo 12g; Ý dĩ nhân 20g. Đem sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, để nguội rồi uống.

Hỗ trợ chữa trị ung nhọt: Lấy 10g cam thảo, 50g kim ngân hoa, 1/2 chén rượu trắng; Nấu 2 vị dược liệu với 2 chén nước cho tới khi cạn còn ½ chén. Sau đó, hòa ½ chén nước thuốc với ½ chén rượu trắng và hâm nóng. Chia rượu thuốc thành 3 lần uống trong ngày và sử dụng trước khi ăn.

Thông tiểu: Chuẩn bị 6g kim ngân hoa và 3g cam thảo. Rửa sạch 2 vị thuốc đã chuẩn bị, bỏ vào siêu sắc với 200ml nước, sắc cạn còn 100ml thì ngưng. Gạn uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

(Tổng hợp) Kim ngân hoa-vị thuốc quý bạn nên biết 3

Chữa cảm cúm: Chuẩn bị các vị gồm 4g kim ngân, 2g mạn kinh, cam thảo đất, sài hồ nam, lá tía tô, kinh giới mỗi vị 3g và 3 lát gừng tươi. Sắc lấy nước để nguội bớt, uống khi còn ấm.

Hoặc chuẩn bị 3g cam thảo và 6g kim ngân hoa. Cho cả hai vào siêu, đổ thêm 200ml nước sắc cạn còn một nửa. Gạn lấy nước thuốc chia làm 2 -3 lần uống.

Trị sưng đau và viêm vú do tắc sữa: Chuẩn bị 10g kim ngân, 10g cam thảo, 10g hoàng kỳ, 10g đương quy, 1/2 chén rượu. Đem hoàng kỳ đem nướng mật rồi cho vào siêu sắc cùng các vị còn lại. Uống ngày 1 thang.

Viêm phần phụ cấp: Chuẩn bị 16g mỗi loại: kim ngân hoa, ý dĩ, tỳ giải, liên kiều, 12g mỗi loại: hoàng bá, hoàng liên, mã đề, nga truật, 8g mỗi loại: tam lăng, uất kim và 4g đại hoàng. Sau đó bạn đem sắc những dược liệu này và uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa tiêu chảy: Sử dụng 2 - 5g hoa kim ngân hoặc 10 - 12g cành và lá kim ngân đem sắc lấy nước uống. Bạn uống hàng ngày và giảm dần liều lượng khi tình trạng tiêu chảy thuyên giảm và dừng uống khi bệnh đã hoàn toàn được điều trị. Bạn chỉ sử dụng nước sắc trong ngày, không sử dụng nước sắc đã để qua đêm.

Giảm cân, cải thiện sức khỏe: Chuẩn bị 4 – 8g hoa kim ngân (hoặc 10 – 20g cành lá). Đem sắc uống hoặc ngâm rượu với số lượng lớn dùng dần.

Trị bệnh vẩy nến: Chuẩn bị 16g hoa kim ngân, 8g quả ké, 6g bạc hà, 12g bồ công anh, 6g chi tử, 16g liên kiều, 8g hạ khô thảo, 12g thổ phục linh, 8g trúc diệp, 8g ngưu bàng tử. Đem sắc thuốc chia làm 2 ngày uống. Mỗi ngày uống 3 lần trước hoặc sau khi ăn 30 phút.

Đau họng và quai bị: Sắc uống hỗn hợp gồm 16g hoa kim ngân, 18g đậu xị, 12g ngưu bàng tử, 4g bạc hà, 8g cát cánh, 12g trúc diệp, 8g tinh giới tuệ, 4g cam thảo và 12g liên kiều.

Chữa mẩn ngứa, dị ứng: Dùng 6g hoa kim ngân hoặc 12g lá và cành kim ngân rồi cho vào 100ml nước sắc đến khi còn lại 10ml. Bạn có thể cho thêm khoảng 4g đường để tạo vị ngọt rồi đem uống. Với trẻ nhỏ thì dùng khoảng 10 - 20ml mỗi ngày, với người lớn thì dùng khoảng 20 - 40ml mỗi ngày, sử dụng liên tục trong 10 ngày.

Hoặc: Lấy 10g kim ngân hoa, 4g ké đầu ngựa, 200ml nước. Sau đó bạn đem sắc còn 100ml và chia thành 2 lần uống trong ngày.

(Tổng hợp) Kim ngân hoa-vị thuốc quý bạn nên biết 4

Hỗ trợ chữa viêm phổi ở trẻ nhỏ: Chuẩn bị 16g kim ngân hoa, 20g thạch cao, 8g tang bạch,6g mỗi loại liên kiều, tri mẫu, hoàng liên, hoàng cầm cùng với 4g cam thảo rồi sắc và cho trẻ uống trong ngày.

Trị lở ngứa: Chuẩn bị 20g kim ngân, 12g cam thảo.Sắc uống. Kết hợp lấy hoa kim ngân tươi giã nát, trộn với rượu đắp ngoài da.

Lưu ý

Kim ngân có tính hàn, nên khi sử dụng với hàm lượng cao hoặc lâu dài sẽ gây ra các triệu chứng như đầy bụng, ăn uống không tiêu, ợ hơi,...

Không dùng cho người đang cho con bú, phụ nữ có thai.

Sắc bỏ lần nước đầu tiên và sắc thật kỹ rồi lấy nước thứ hai để uống. Điều này giúp loại bỏ saponin có trong nhẫn đông hoa khiến cơ thể kém hấp thu.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.