Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Kinh doanh từ nền tảng văn hóa truyền thống

PV - 11:33, 30/08/2019

Với mong muốn giới thiệu những món ăn của dân tộc, các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Thái đến với khách du lịch và người dân, bà Cà Thị Thỏa ở bản Giảng Lắc, phường Quyết Thắng, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La đã huy động các hộ dân cùng góp đất, cổ phần thành lập Hợp tác xã (HTX) Nặm La. HTX phát triển theo phương thức dịch vụ ăn uống nhà hàng kết hợp với dệt thổ cẩm truyền thống đã phát huy hiệu quả và tạo công ăn việc làm ổn định cho đồng bào dân tộc nơi đây.

Hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống kết hợp với dệt thổ cẩm truyền thống đã mang lại thu nhập ổn định cho HTX Nặm La. Hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống kết hợp với dệt thổ cẩm truyền thống đã mang lại thu nhập ổn định cho HTX Nặm La.

Bảo tồn văn hóa dân tộc

Trong câu chuyện với chúng tôi bà Cà Thị Thỏa, Giám đốc HTX Nặm La chia sẻ, trước kia bà là cán bộ công chức Nhà nước. Sau khi nghỉ hưu bà nhận thấy đất nông nghiệp của bà con dân tộc Thái ở bản Giảng Lắc, phường Quyết Thắng ngày một thu nhỏ dần do quá trình đô thị hóa, con em dân tộc lại thiếu việc làm nên bà đã đứng ra vận động các hộ dân cùng góp đất, góp cổ phần thành lập HTX Nặm La.

Năm 2015, HTX Nặm La được thành lập theo mô hình HTX kiểu mới do các hộ dân tự góp vốn và góp đất để đầu tư kinh doanh. Đây là mô hình kinh doanh dịch vụ nhà hàng kết hợp với dệt thổ cẩm để phục vụ khách đến du lịch tại Sơn La. HTX gồm có 4 thành viên góp vốn và 800m2 đất để xây dựng nhà hàng và khuôn viên HTX để kinh doanh.

Du khách đến HTX Nặm La có thể vừa được thưởng thức những món ăn đặc sản dân tộc vừa tận mắt thấy bà con dệt vải. Chị Nguyễn Thúy An, một du khách đến từ Hà Nội cho biết: Đến HTX Nặm La có thể thưởng thức những món ăn rất hấp dẫn như: cá nướng, gà nướng, thịt trâu nướng, xôi ngũ sắc của đồng bào dân tộc Thái… Ngoài ra tôi còn được trực tiếp chứng kiến bà con dân tộc Thái dệt thổ cẩm, có thể mua về sử dụng hoặc làm quà biếu người thân.

Sản phẩm thổ cẩm của HTX Nặm La Sản phẩm thổ cẩm của HTX Nặm La

Bà Cà Thị Sơ dân tộc Thái, nhân viên dệt thổ cẩm của HTX Nặm La cho biết: Bà biết dệt thổ cẩm từ thời trẻ, nhưng chủ yếu chỉ dệt vải thô, nhuộm chàm để may trang phục truyền thống; dệt vỏ chăn thổ cẩm, vải làm khăn hoặc làm địu trẻ em… Những mẫu sản phẩm này mang ra chợ bán chủ yếu phục vụ người dân địa phương mua về để làm lễ cưới. Sản phẩm tiêu thụ chậm nên thu nhập không cao. Từ khi HTX Nặm La thành lập bà vừa góp cổ phần để thành lập HTX vừa làm nhân viên tại đây, có thể yên tâm dệt những sản phẩm truyền thống lại có nguồn thu nhập hằng tháng ổn định.

HTX Nặm La không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.

Tạo việc làm

Với sự tâm huyết, nhiệt tình, và trách nhiệm của người đứng mũi chịu sào, bà Cà Thị Thỏa, Giám đốc HTX còn đưa sản phẩm của HTX trưng bày ở nhiều hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh để giới thiệu quảng bá. Theo đó, các dịch vụ của HTX đã được nhiều người dân và du khách biết đến thăm quan, mua sắm sản phẩm. Với phương thức kinh doanh này, hằng năm HTX Nặm La đã mang lại doanh thu ổn định. Hiện nay, HTX đã tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 25 lao động với thu nhập ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng.

Hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống kết hợp với dệt thổ cẩm truyền thống đã mang lại thu nhập ổn định cho HTX Nặm La. Hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống kết hợp với dệt thổ cẩm truyền thống đã mang lại thu nhập ổn định cho HTX Nặm La.

Em Cà Thị Nga, dân tộc Thái, nhân viên của HTX Nặm La cho biết: Do có trình độ tay nghề và biết nấu các món ăn truyền thống của dân tộc Thái nên em được đảm nhiệm nấu các món ăn của nhà hàng, thu nhập hằng tháng của em khoảng 7 triệu đồng, có tiền để chi tiêu và gửi về cho gia đình.

Những nỗ lực của bà Cà Thị Thỏa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển kinh tế đã được chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Điều đó đã mang lại niềm vui, tạo động lực khích lệ to lớn đối với bà. Bà Thỏa luôn mong muốn phát triển ổn định HTX để lưu giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và tạo cộng ăn việc làm cho con em đồng bào DTTS.

THÚY HỒNG

Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).