Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Kon Tum: Không để học sinh lớp 12 bỏ học, bỏ thi vì khó khăn

P. Ngọc (T/h) - 21:26, 25/05/2021

Để tất cả các em được tham gia kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2021, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Kon Tum đề nghị các đơn vị hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho học sinh lớp 12 có hoàn cảnh khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số.

Họp Ban chỉ đạo kì thi tốt nghiệp THPT 2021 tại Kon Tum (Ảnh: BGDTĐ)
Họp Ban chỉ đạo kì thi tốt nghiệp THPT 2021 tại Kon Tum (Ảnh: BGDTĐ)

Chiều 25/5/2021, UBND tỉnh Kon Tum đã tổ chức họp Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Theo Sở GD&ĐT Kon Tum, hiện địa phương có 4.646 thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Trong đó, thí sinh thi lấy kết quả chỉ để xét công nhận tốt nghiệp là 1.063.

Hiện tại, các cơ sở giáo dục đang tổ chức ôn thi trực tuyến hoặc hướng dẫn cho học sinh ôn tập tại nhà. Trường hợp những em học sinh không có điều kiện học trực tuyến, các trường phân công giáo viên phối hợp với gia đình, địa phương giao nội dung ôn thi. Đối với những trường tổ chức nội trú cho học sinh, nhà trường quán triệt để học sinh ở lại nội trú. Bên cạnh đó, đảm bảo thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Dự kiến Hội đồng thi tốt nghiệp THPT 2021 được tổ chức thành 12 điểm thi, trong đó có 5 điểm thi tại thành phố Kon Tum và 7 điểm thi được đặt tại các huyện. Đồng thời, Sở GD&ĐT cũng dự kiến tổ chức thi thử cho toàn thể học sinh lớp 12 của các đơn vị trực thuộc Sở, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên các huyện vào ngày 8 và 9/6/2021 theo hình thức phù hợp trong điều kiện dịch bệnh.

Để Kỳ thi đạt kết quả tốt, Sở GD&ĐT đề nghị các đơn vị trên cùng địa bàn phối hợp kịp thời, tham mưu UBND các huyện, thành phố hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho học sinh lớp 12 có hoàn cảnh khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số. Qua đó, không để các em học sinh lớp 12 bỏ học, bỏ thi vì khó khăn về vật chất.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.