Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Krông Bông (Đăk Lăk): Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

PV - 09:20, 19/08/2019

Krông Bông là huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đăk Lăk, giáp ranh Lâm Đồng và Khánh Hòa với 25 dân tộc cùng sinh sống. Thời gian qua, để bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.

Trước đây, do đời sống kinh tế khó khăn, một số bà con đã bán đi rất nhiều cồng chiêng và các nhạc cụ truyền thống, khiến cho không gian cồng chiêng bị thu hẹp, các nghệ nhân lão làng cũng không mấy mặn mà với việc diễn tấu và lưu truyền lại cho con cháu. Đời sống văn hóa cộng đồng mai một ít nhiều.

Để triển khai hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, giá trị lịch sử, huyện Krông Bông đã triển khai nhiều giải pháp từ tăng cường tuyên truyền đến tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng, liên hoan văn hóa cồng chiêng, dân ca, dân vũ…

Nghệ nhân Y Quyết Liêng dạy đánh chiêng cho thiếu nhi ở buôn Nghệ nhân Y Quyết Liêng dạy đánh chiêng cho thiếu nhi ở buôn

Nhờ vậy, nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Ê-đê, M’nông; lễ hội văn hóa dân gian của đồng bào miền Trung và các lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc phía Bắc trên địa bàn huyện Krông Bông đã được khơi dậy, tạo thành một bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú.

Điểm sáng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Krông Bông, là các xã Cư Pui, Hòa Sơn, Dang Kang. Đến nay, tại các buôn đồng bào DTTS đều giữ được một số lễ hội đặc trưng. Nhiều lễ hội hiện đã được tổ chức thường niên và là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài huyện. Như hội thi diễn tấu cồng chiêng hằng năm ở xã Cư Pui; lễ hội khai hạ đầu năm của người Mường ở xã Hòa Sơn. Đặc biệt, lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc phía Bắc ở xã Cư Pui vào dịp đầu Xuân đã được tổ chức quy mô cấp huyện, thu hút nhiều du khách.

Bên cạnh các hoạt động văn hóa, các địa phương trên địa bàn huyện còn tổ chức phục dựng nhiều nghỉ lễ ở các buôn DTTS tại chỗ như, lễ cúng tuốt lúa đầu năm, nghi lễ ăn cơm mới ở buôn T’lia và lễ cúng bến nước ở buôn H’Ngô A (xã Hòa Phong); lễ cúng bến nước ở buôn M’Ghí (xã Yang Mao), lễ cúng bến nước ở buôn Cư Ênun A (xã Dang Kang)…

Đặc biệt, trong công tác bảo tồn cồng chiêng, ngành Văn hóa huyện đã tích cực tổ chức hàng chục lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho thanh, thiếu niên trong các buôn có đông đồng bào dân tộc Ê-đê, M’nông. Nhờ đó, cồng chiêng sống lại trong các buôn làng trên địa bàn huyện.

Nghệ nhân Y Quyết Liêng, dân tộc M’nông ở buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông là một trong số ít người M’nông còn giữ được nhiều cồng chiêng và dành nhiều tâm huyết trong việc truyền lửa đam mê cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Hiện nay, ông còn giữ được 3 bộ chiêng lớn-nhỏ đủ loại và một chiếc trống da trâu cổ thường được mang ra diễn tấu tại các buổi sinh hoạt cộng đồng của buôn, lễ hội lớn của xã.

Hiện nay, ngành Văn hóa huyện Krông Bông vẫn tiếp tục tổ chức các lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng cho thanh, thiếu niên các buôn ở xã Dang Kang, Ea Trul; dạy hát ayray, hát kưưt cho lớp trẻ Ê-đê ở xã Yang Mao; dạy múa khèn, đàn tính, hát then cho lớp trẻ ở xã Cư Pui…

Ngoài bảo tồn văn hóa truyền thống, nhiều người dân trên địa bàn huyện vẫn giữ gìn các nghề truyền thống như ủ rượu cần, đan lát, dệt thổ cẩm.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.