Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Krông Pắc (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Lê Hường - 17:38, 18/09/2024

Ngày 17/9, UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn huyện năm 2024. Phó trưởng Ban Dân tộc Hà Huy Quang dự Hội thi. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo huyện, các phòng, ban, hội đoàn thể và các đội thi đến từ các xã, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi trên địa bàn huyện.

Đại biểu tham dự hội thi
Đại biểu tham dự Hội thi

Hội thi thực hiện theo Nội dung 2, Tiểu dự án 1, Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719).

Tham gia Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc huyện Krông Pắc có 12 đội, với 120 thành viên, là cán bộ, công chức, viên chức, làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật, văn hóa xã hội, thông tin truyền thông, cán bộ thôn, buôn, các hội đoàn thể, Người có uy tín... Hội thi được tổ chức bằng hình thức sân khấu hóa; mỗi đội thi sẽ tham gia tranh tài 4 phần thi, gồm: Phần thi tự giới thiệu, phần thi trắc nghiệm, phần thi xử lý tình huống và thi tiểu phẩm.

Ban Tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đội tham gia Hội thi
Ban Tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đội tham gia Hội thi

Trong quá trình diễn ra Hội thi sẽ có các tiết mục văn nghệ, các câu hỏi xen kẽ, với nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống của đồng bào DTTS phù hợp và thiết thực để giao lưu với khán giả, tạo không khí sôi nổi, hấp dẫn và thu hút đông đảo cán bộ và Nhân dân tham gia cổ vũ Hội thi.

Huyện Krông Pắc là nơi hội tụ của 35 dân tộc cùng chung sống, với hơn 200.000 người, trong đó đồng bào DTTS chiếm 36,49% dân số. Các đội thi đưa bản sắc văn hóa đặc trưng của địa phương vào các phần thi, tạo nên sắc màu văn hóa các dân tộc đa dạng trên sân khấu. Từ chính sách, văn bản pháp luật khô cứng, được chuyển hóa thành những tiết mục nghệ thuật hấp dẫn.

Đội thi thể thiện phần thi giới thiệu
Đội thi thể thiện phần thi giới thiệu

Phát biểu tại Hội thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc Y Djoang cho biết: 3 năm qua các địa phương trên địa bàn huyện tích cực tham gia, nhiệt tình hưởng ứng triển khai thực hiện 10 dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719, trong đó có Nội dung 2, Tiểu dự án 1, Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS. Linh hoạt về hình thức, đa dạng, sáng tạo về nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt trong vùng đồng bào DTTS.

Các đội thi tham gia phần thi trắc nghiệm
Các đội thi tham gia phần thi trắc nghiệm

Hội thi tìm hiểu pháp luật là hình thức tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa, nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vùng DTTS về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Đồng thời, đẩy mạnh việc tìm hiểu pháp luật, phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa truyền thống vùng DTTS và miền núi trên địa bàn huyện.

Ban tổ chức trao giải cho các đội thi
Ban Tổ chức trao giải cho các đội thi

Ban Tổ chức trao giải Nhất cho Đội thi xã Ea Kênh, giải Nhì cho 2 Đội xã Ea Phê và Ea Uy, giải Ba cho Đội xã Krông Búk, Ea Yông, Ea Kly và 6 giải Khuyến khích cho những đội còn lại. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải Nhất tập thể cho xã Ea Phê, giải Nhì tập thể đội Ea Yiêng, giải Ba tập thể cho đội Ea Uy và trao các giải phụ cho phần thi giới thiệu hay ấn tượng, xử lý tình huống hay nhất, tiểu phẩm ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục
Huyện Như Thanh: Khai thác tiềm năng văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững

Huyện Như Thanh: Khai thác tiềm năng văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững

Huyện Như Thanh nằm phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, được biết đến không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những giá trị văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc thiểu số (DTTS). Với dân số hơn 99.400 người, trong đó có 43,22% là đồng bào DTTS như dân tộc Mường, Thái, Thổ…, Như Thanh đã có những bước đi mạnh mẽ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn liền với phát triển du lịch bền vững.