Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Phong Sắc

PV - 16:52, 23/02/2022

Ngày 23/2, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt-Xô, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Phong Sắc (1/2/1902-1/2/2022) - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: DUY LINH)
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: DUY LINH)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi lẵng hoa tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Phong Sắc.

Tới dự có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đại biểu thành phố Hà Nội có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND thành phố cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã; đại diện gia đình, dòng họ đồng chí Nguyễn Phong Sắc và đại biểu các tầng lớp nhân dân Thủ đô.

Mở đầu lễ kỷ niệm là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Nguyễn Phong Sắc - Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội”, ngợi ca cuộc đời và sự nghiệp vinh quang của đồng chí Nguyễn Phong Sắc.

Trình bày diễn văn kỷ niệm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ, đồng chí Nguyễn Phong Sắc (tên khai sinh là Nguyễn Đình Sắc), sinh ngày 1/2/1902 và lớn lên ở làng Bạch Mai (nay là số nhà 152 phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng) trong một gia đình trí thức yêu nước. Thân phụ đồng chí là cụ Nguyễn Đình Phúc - một trí sĩ tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục (năm 1907) bị bắt đày đi Côn Đảo 5 năm.

 Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội cùng các đại biểu dự lễ kỷ niệm. (Ảnh: DUY LINH)
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội cùng các đại biểu dự lễ kỷ niệm. (Ảnh: DUY LINH)

Cuối năm 1926, đồng chí Nguyễn Đình Sắc là 1 trong 11 người đầu tiên được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đây là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự biến chuyển trong nhận thức tư tưởng của người trí thức yêu nước. Đồng chí lấy tên mới là Nguyễn Phong Sắc - mang ý nghĩa của ngọn gió mới, chứa đựng khát vọng và nhiệt huyết của người trí thức yêu nước đã được giác ngộ.

Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phong Sắc, phong trào Thanh niên ở Hà Nội, Bắc Kỳ phát triển nhanh chóng và tác động đến phong trào cả nước. Tháng 3/1929, Ban lãnh đạo của Kỳ bộ Bắc Kỳ và Tỉnh bộ Thanh niên Hà Nội (gồm 8 người, trong đó có đồng chí Nguyễn Phong Sắc) đã bí mật họp ở số nhà 5D Hàm Long, tổ chức Hội nghị thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên trong cả nước; đồng chí Nguyễn Phong Sắc trở thành một trong những người cộng sản đầu tiên ở Hà Nội.

Đầu năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, đồng chí Nguyễn Phong Sắc là Ủy viên Trung ương lâm thời và được phân công tiếp tục phụ trách Trung Kỳ. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Phong Sắc, các tổ chức cộng sản ở Trung Kỳ thống nhất về một mối là tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Gần 2 năm hoạt động cách mạng tại Trung Kỳ với vai trò là người đứng đầu chỉ huy cao nhất, đồng chí Nguyễn Phong Sắc đã có nhiều đóng góp to lớn cho phong trào cách mạng của Trung Kỳ, đặc biệt là vai trò lãnh đạo trong cao trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh.

Tháng 3/1931, sau khi dự Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ hai ở Sài Gòn, đồng chí Nguyễn Phong Sắc ra Trung Kỳ, tiếp đó ra Hà Nội, xuống Hải Phòng để phổ biến nghị quyết của Trung ương thì bị mật thám bắt tại khách sạn Nam Lai (gần Ga Hàng Cỏ), rồi bị đưa vào Vinh. Mặc dù bị kẻ thù tra tấn dã man, nhưng đồng chí Nguyễn Phong Sắc vẫn giữ vững tinh thần cách mạng kiên cường, bất khuất trước kẻ thù, không để lộ thông tin về tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng. Lo sợ trước cao trào Xô viết Nghệ-Tĩnh phát triển mạnh, kẻ thù đã xử bắn đồng chí ngày 26/5/1931 tại đồn Song Lộc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Đồng chí Nguyễn Phong Sắc đã hy sinh oanh liệt khi mới 29 tuổi, nhưng cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí vẫn còn sống mãi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc”.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Phong Sắc để lại cho Đảng bộ và nhân dân Thủ đô là rất to lớn và vẻ vang, đặc biệt là những kinh nghiệm trong tư duy, hành động.

 Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: DUY LINH)
Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: DUY LINH)

Học tập và vận dụng sáng tạo tư duy khoa học, phong cách làm việc, ý chí kiên trung, bất khuất của đồng chí Nguyễn Phong Sắc, nhà cách mạng tiền bối tiêu biểu của cách mạng Việt Nam, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân Thủ đô Hà Nội hôm nay tự hào với nhiều thành tựu nổi bật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô xã hội chủ nghĩa theo con đường đổi mới của Đảng.

Để đáp ứng yêu cầu và thách thức mới đặt ra cho Thủ đô, thay mặt Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đinh Tiến Dũng kêu gọi toàn Đảng bộ, mỗi cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân Thủ đô tiếp tục phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, học tập và noi theo tấm gương kiên trung, bất khuất của các bậc tiền nhân, trong đó có đồng chí Nguyễn Phong Sắc, để viết tiếp những trang sử hào hùng của Thủ đô.

Thay mặt thế hệ trẻ phát biểu cảm nghĩ tại lễ kỷ niệm, Bí thư Thành đoàn Hà Nội Chu Hồng Minh nhấn mạnh, tấm gương đồng chí Nguyễn Phong Sắc càng nhắc nhở lớp lớp thanh niên Thủ đô nói riêng, thanh niên Việt Nam hôm nay nói chung, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình, tiếp tục giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, khát vọng cống hiến. Mỗi người dù đi bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào và làm bất cứ việc gì, sẽ luôn nỗ lực đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô văn hiến - Anh hùng, Thành phố sáng tạo, Thành phố Vì hòa bình; xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc./.

Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.