Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nhiều hoạt động thiết thực Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

PV - 14:36, 26/06/2018

Năm 2018, An Giang Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2018)-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người con ưu tú của quê hương An Giang. Dịp này, sẽ có nhiều hoạt động chào mừng gắn với sự phát triển du lịch vùng Bảy Núi. An Giang cũng là nơi hội tựu nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh, Hoa, Chăm, Khmer với những nét văn hóa rất phong phú và đa dạng.

Ông Nguyễn Văn Lên, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết: Đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào và tri ân của người dân An Giang trước những cống hiến to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Nhân sự kiện này, tỉnh An Giang sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Hội nghị xúc tiến đầu tư; cuộc thi sáng tác ca khúc, ca cổ về Bác Tôn trên phạm vi toàn quốc; tuần lễ Văn hóa và Du lịch; liên hoan “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” lần thứ XVI; giải thưởng Tôn Đức Thắng; triển lãm tài liệu lưu trữ “An Giang-Quê hương chiến sĩ cách mạng, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng”; xây dựng công trình chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Trong chuỗi hoạt động đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai Dự án trùng tu Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đảm bảo công trình hoàn thành trước lễ kỷ niệm...

Được biết, tỉnh An Giang là địa phương có nhiều điểm du lịch văn hóa, tâm linh như: Khu du lịch Bảy Núi; Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Khu di tích lịch sử đồi Tức Dụp; Núi Sam-Miếu Bà Chúa Xứ, Cù Lao Giêng... hút du khách đến thăm quan.

Với lợi thế, tiềm năng này, tỉnh An Giang xác định, phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử và lợi ích của cộng đồng cư dân địa phương, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế cùng tham gia theo chủ trương xã hội hóa các hoạt động du lịch. Qua đó, nâng cao chất lượng loại hình du lịch gắn với lễ hội văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc được phát huy.

Bà Huỳnh Thị Như Lan, Giám đốc Trung tâm xúc tiến du lịch An Giang cho biết: Ngoài những lợi thế trên, An Giang hiện có 26 làng nghề thủ công được UBND tỉnh công nhận. Trong số này, có một số làng nghề của đồng bào DTTS như làng dệt lụa Tân Châu, làng dệt thổ cẩm Khmer văn giáo; làng dệt thổ cẩm dân tộc Chăm Châu Phong. Lễ Đôn-ta-hội đua bò Bảy Núi, Lễ Chôl-chnăm-thmây của dân tộc Khmner; Lễ hội văn hóa Búng Bình Thiên-Tháng chay Ramadan, Tết Roya Haji của dân tộc Chăm huyện An Phú…

Ngoài ra, du khách đến với An Giang còn được thưởng thức các loại hình văn hóa đặc sắc của các dân tộc như hát dì kê, múa trống, múa chằng của người Khmer; hát dân ca, múa trống Paranưng, kèn Saranai của người Chăm... “những bản sắc văn hóa đặc trưng này đang góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với An Giang ngày càng đông”, bà Huỳnh Thị Như Lan, Giám đốc Trung tâm xúc tiến du lịch An Giang cho hay.

Theo bà Lan, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, ước có khoảng 3,6 triệu lượt khách thăm quan, du lịch, tăng 5,4% so với cùng kỳ; trong đó có khoảng 24.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ lữ hành đạt 8.781,8 tỷ đồng, tăng 16,9% so cùng kỳ năm trước.

Từ những phát huy lợi thế sẵn có của tỉnh, cùng với tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, định hướng phát triển du lịch… An Giang quyết tâm trở thành điểm đến “Hội tụ-Khám phá-Lan tỏa” trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

SONG VY

 

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.