Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Kỳ Sơn (Nghệ An): Đề xuất áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình MTQG

An Yên - 08:04, 09/04/2024

Thực hiện Công văn số 170/BDT-KHTH, ngày 15/03/2024 của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An về việc triển khai thực hiện NQ số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; trên cơ sở nguồn vốn đầu tư công và kinh phí thường xuyên được HĐND tỉnh phân bổ và kết quả thực hiện hàng năm, UBND huyện Kỳ Sơn đề xuất được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình MTQG.

Thi công tạo mặt bằng tái định cư cho người dân vùng lũ quét xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén
Thi công tạo mặt bằng tái định cư cho người dân vùng lũ quét xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén

Theo điểm a, khoản 7, điều 4, Nghị quyết 111/2024/NQ15, thì: HĐND cấp tỉnh được quyết định lựa chọn không quá 2 huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp. UBND cấp tỉnh quyết định giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng Chương trình MTQG cho huyện được lựa chọn thí điểm.

Căn cứ theo nội dung này, huyện Kỳ Sơn đã có văn bản đề nghị các sở, ngành xem xét tham mưu HĐND tỉnh lựa chọn địa phương để áp dụng thí điểm cơ chế phân cấp nêu trên.

Về nguyên nhân đề xuất được lựa chọn là địa phương để áp dụng thí điểm cơ chế phân cấp, huyện Kỳ Sơn cho rằng: đơn vị là huyện biên giới cách xa trung tâm thành phố với địa hình chủ yếu là đồi núi cao; hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng lớn từ thiên tai dịch bệnh, đặc biệt là các đợt lũ lụt, lốc xoáy…. gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống Nhân dân và hệ thống hạ tầng cơ sở, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư công trung hạn cũng như hàng năm đã được các cấp phê duyệt.

Bên cạnh đó, huyện Kỳ Sơn đang cần nguồn lực lớn để phát triển toàn diện nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn tỉnh được Trung ương giao tại Nghị quyết số 39 - NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, nguồn vốn được giao từ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi lớn, song tỷ lệ giải ngân rất thấp, đặc biệt là nguồn vốn sự nghiệp.

(Ảnh Bổ sung) Dấu tích trận lũ quét ở bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ vẫn còn đó. Ảnh: Văn Trường
Kỳ Sơn là địa bàn thường xuyên phải chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai dịch bệnh, đặc biệt là các đợt lũ lụt, lốc xoáy…(Trong ảnh: Dấu tích trận lũ quét ở bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ vẫn còn đó. Ảnh: Văn Trường)

Mặt khác, việc triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH tại huyện còn nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập. Một số nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần triển khai còn rất chậm như: Hỗ trợ chuyển đổi nghề, đất sản xuất, sắp xếp dân cư; hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi nghiệp kinh doanh, hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, đào tạo nghề…

Trong khi đó, việc phân bổ vốn áp dụng theo tiêu chí tính điểm dẫn đến nhiều dự án được phân bổ vốn rất lớn, nhưng không sử dụng hết trong khi nhiều dự án cần nhiều vốn để thực hiện có hiệu quả, thì vốn phân bổ ít như: Dự án hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, đào tạo nghề hàng năm vốn cấp rất lớn song giải ngân rất thấp, trong khi các dự án như, duy tu bảo dưỡng các công trình đặc biệt sau mưa lũ, dự án hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa cần nhiều kinh phí để thực hiện nhưng thực tế phân bổ ít.

Một gia đình ở bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ bị lũ quét cuốn trôi mất nhà phải đến ở nhờ nhà mẹ ruột trong căn lều chật chội. Ảnh: Văn Trườngg
Việc được lựa chọn áp dụng cơ chế phân cấp sẽ tạo cho huyện Kỳ Sơn sự chủ động, tự quyết cao trong thực hiện đầu tư, xây dựng, triển khai các dự án của các Chương trình MTQG (Trong ảnh: Một gia đình ở bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ bị lũ quét cuốn trôi mất nhà phải đến ở nhờ nhà mẹ ruột trong căn lều chật chội. Ảnh: Văn Trường)

Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn cho hay: Những khó khăn, bất cập nêu trên dẫn đến tình trạng vốn giao hàng năm lớn, tỷ lệ giải ngân thấp, khó giải ngân, các chỉ tiêu kế hoạch giao trong giai đoạn và hàng năm không đạt được. Nếu HĐND tỉnh lựa chọn huyện Kỳ Sơn áp dụng cơ chế phân cấp được quy định tại điểm a, khoản 7, điều 4, Nghị quyết 111/2024/QH15, thì sẽ tạo cho huyện sự chủ động cao, tính tự quyết cao trong thực hiện đầu tư, xây dựng, triển khai các dự án của các Chương trình MTQG; từ đó sẽ góp phần tăng tỉ lệ giải ngân, tăng thời gian đẩy nhanh tiến độ các dự án được phê duyệt…

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.