Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Như Ý - 09:05, 12/11/2021

Cua biển là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Để nuôi được cua biển trong bể xi măng, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc hết sức cẩn thận. Sau đây là kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo.

Để nuôi được cua biển trong bể xi măng, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc hết sức cẩn thận.
Để nuôi được cua biển trong bể xi măng, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc hết sức cẩn thận.

Chọn giống

Nguồn cung cấp giống hiện nay chủ yếu từ nguồn sản xuất giống nhân tạo. Cho nên cần chọn mua con giống ở các cơ sở sản xuất giống uy tín. Cần chọn giống đồng đều, khỏe mạnh, không bị mất các bộ phận như thân, càng. Nên chọn những con cùng một lứa để tránh tình trạng ăn thịt nhau khi chúng lột vỏ.

Cua giống có các cỡ: Loại nhỏ 60 – 120 con/kg, loại vừa 25 – 50 con/kg và loại lớn 10 – 15 con/kg. Người nuôi có thể lựa chọn cỡ giống phù hợp với điều kiện và diện tích bể.

Chuẩn bị bể xi măng

Bể nuôi cua cần xây dựng với kích thước 4 – 30m2, chiều cao 1m3. Bể thường được làm với dạng hình vuông, hình tròn,… có mái che một phần hoặc toàn bộ. Phần đáy bể nên rải một lớp cát tù 3 – 5cm. Xếp gạch làm chỗ ẩn cho cua, thêm van xả giúp thuận tiện cho việc thay nước. Người nuôi có thể nuôi chung hoặc chia từng ô một.

Trước khi thả nuôi, cần tẩy rửa các chất xi măng dư thừa có trong bể bằng việc dùng cây chuối chặt nhỏ cho vào bể ngâm 1 tuần rồi tháo sạch nước. Hoặc dùng vòi xịt mạnh để trôi hết lớp cặn xi măng ra ngoài. Cuối cùng, hãy khử bể bằng Chlorine hoặc thuốc tím.

Điều kiện môi trường

Độ mặn từ 25 – 32 %₀, độ pH từ 7.5 – 8.5, hàm lượng oxy không vượt quá 5mg/l, nhiệt độ nước và môi trường 27 – 300C, đặc biệt, chú ý nước không bị nhiễm bẩn hữu cơ hoặc vô cơ. Mực nước trong bể nên đảm bảo mức 0.7 – 1m, có hệ thống sục khí.

Thức ăn

Cua là loài động vật ăn tạp nên thức ăn của cua biển rất đa dạng. Chúng thường ăn cá, tôm, nghêu, vẹm, sò và một số thực vật thủy sinh khác. Đối với cá lớn, cắt thành miếng nhỏ, còng gỡ bẻ đôi, vẹm, nghêu, sò xẻ ra lấy thịt rải đều khắp bể. Nếu cua ăn hết có thể cho ăn thêm, còn thừa nên giảm bớt.

Kỹ thuật chăm sóc

Thay khoảng 20 – 30 % lượng nước trong bể xi măng. Thường xuyên vệ sinh bể nuôi bằng cách xả hết nước cũ, thay nước mới định kỳ 1 lần/tuần. Luôn phải sục khí nhẹ cho cua, để tạo điều kiện thuận lợi cho cua nhanh chóng lột vỏ và phòng trừ những bệnh ký sinh trùng trong cơ thể. Nên thay nước vào buổi trưa bởi lúc đó cua đang còn nghỉ ngơi. 

Lúc vệ sinh lấy lưới bịt chặt miệng cống, để tránh tình trạng cua thất thoát ra ngoài. Nếu phát hiện có cua chết, cần vớt ngay khỏi bể. Không cho cua ăn thức ăn bị ôi thiu. Lượng thức ăn hằng ngày khoảng 4 – 6 % trọng lượng của cua. Mỗi ngày cho cua ăn một lần vào khoảng thời gian 17 – 19h.

Trong thời gian nuôi, định kỳ 2 tuần/lần bắt cua nên cân để kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cua, tình trạng sức khỏe của cua. Nếu có dấu hiệu bất thường, phải tìm ra nguyên nhân và có biện pháp kịp thời.

Thu hoạch

Cua thương phẩm đạt từ 250g/con trở nên. Cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (đối với cua cái). Khi thấy cua đã đạt tiêu chuẩn, được giá thì thu hoạch và bán./.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.