Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa Atiso đỏ

Như Ý - 10:52, 27/02/2024

Cây hoa Atiso đỏ là một loài cây khá phổ biến hiện nay, ngoài vẻ đẹp mà hoa mang đến cho con người thì hoa Atiso đỏ còn được biết với tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Atiso đỏ mời bà con tham khảo.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa Atiso đỏ

Thời vụ

Cây Atiso đỏ có thể trồng 2 vụ. Vụ sớm vào tháng 5 – 6, vụ muộn vào tháng 7 – 8. Nếu trồng atisô vì mục đích cung cấp sản phẩm lá điều chế dược liệu thì nên trồng vụ sớm và chỉ trồng ở vùng đất cao ráo.

Chuẩn bị giống

Cây Atiso đỏ thường được trồng bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống gần nhà. Khi mua chú ý lựa chọn hạt giống chất lượng, hạt già, to, sẫm màu, có tỉ lệ nảy mầm cao, không chất bảo quản.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa Atiso đỏ 1

Chuẩn bị đất trồng

Cây Atiso đỏ thíсh hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 – 7%, giữ ẩm và thoát nước tốt. Độ рH thích hợp là 6 – 6,5. Ẩm độ đất trong vụ khô cần trên 80%, tuy nhiên nếu ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong νụ mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con.

Bạn có thể mua đất sẵn hоặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý cáс mầm bệnh сó trong đất.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Atiso đỏ

Trước khi gieo hạt ra đất, cần ngâm hạt giống trong nước vài giờ để cây nảy mầm tốt.

Mật độ trồng, khoảng cách giữa các cây là 65 – 70cm nếu trồng dày và 80 – 90cm nếu trồng thưa.

Nên gieo thẳng, mỗi hốc từ 2-4 hạt giống. Sau đó vùi đất và tưới nước cho mỗi hốc. Dùng rơm rạ tủ gốc cho cây con, tưới nước 1-2 lần/ngày.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa Atiso đỏ 2

Sau 1 tuần gieo hạt, cây con mọc cao 20 cm, kiểm tra nếu cây xấu, không phát triển phải loại bỏ, giữ lại cây tốt. Bỏ lớp che phủ tủ gốc cho cây.

Vào mùa khô, ngày tưới nước 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát cho cây Atiso đỏ. Khi bước sang mùa mưa, chú ý tháo nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng.

Sau khi trồng khoảng 15 - 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 ngày bón 1 đợt.

Suốt mùa vụ, tiến hành vun xới từ 2 - 3 lần cho cây. Thường xuyên làm cỏ dại để tránh tình trạng cỏ ăn mất chất dinh dưỡng.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây con Atiso có nguy cơ bị châu chấu, sâu đo xanh tấn công phần lá. Bọ rùa tấn công lá, quả non. Biện pháp xử lý tốt nhất là bắt thủ công bằng tay khi số lượng sâu bệnh còn ít. Hoặc sử dụng thuốc phòng trừ ngay từ sớm.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa Atiso đỏ 3

Thu hoạch

Sau 45 - 50 ngày kể từ khi ra hoa đầu tiên có thể thu hoạch được. Nên hái vào lúc nắng để phơi đài quả cho nhanh khô, không bị mưa ẩm, mốc làm hỏng bông Atiso đỏ.

Quả chín lẻ tẻ có thể cắt những cành quả chín và bóc lấy quả phơi khô, tách quả phơi riêng. Các quả bị thối, mốc, khô trên cây cần loại bỏ ngay. Thu quả phải bóc phơi ngay, khi phơi hong phải rải mỏng không chất đống vỏ, quả dễ bị nóng lên men, thối…. làm hỏng sản phẩm.

Không nên thu hoạch khi trời mưa vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của của quả. Đài quả sẽ bị đen và không đạt yêu cầu về màu. Sau khi đài quả phơi sấy khô dòn, cần đóng bao 2 lớp (lớp nilon bên trong chống mốc lớp ngoài bằng bao dứa khâu kín). Bảo quản tại kho thoáng mát.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.