Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng

PV - 06:38, 12/03/2018

Hồng là loại cây ăn quả được nhiều người ưa chuộng.

 

Hiểu rõ Kỹ thuật trồng và chăm sóc là điều kiện tiên quyết để có những vụ Hồng đạt năng suất cao.

baodantoc_cay_hong

 

Kỹ thuật nhân giống

Nhân giống bằng ghép cây. Đây là phương pháp nhân giống chính hiện nay, bằng cách: gieo hạt giống hồng hạt, lá nhẵn làm gốc ghép, khi gốc ghép có đường kính ± 1cm là ghép được.

Đất trồng, đào hố, bón lót

Đào hố có kích thước sâu 80cm, rộng 80cm. Để đất mặt riêng để lót xuống đáy hố, đất ở đáy hố cho lên sẽ phủ trên miệng hố.

Bón lót cho mỗi hố 50-60kg phân hữu cơ +0,5-1,0kg supe lân+0,5- 1,0kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố, đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây.

Thời vụ trồng cây

Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố, đặt bầu cây vào hốc, phủ đất kín bầu (Chú ý không lấp kín vết ghép), dùng một cọc nhỏ cắm nghiêng buộc vào cây để cây không bị lay gốc. Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10-15 lít nước cho mỗi gốc.

Sau trồng khoảng 2-3 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nước giải, nước phân lợn pha loãng theo tỷ lệ 1/10 hoặc dùng phân đạm và kali pha loãng 2-5% để tưới cho cây, cách gốc 50-60cm, mỗi tháng có thể tưới 1-2 lần.

Chăm sóc

Hằng năm căn cứ vào tuổi cây, tình hình sinh trưởng và khả năng cho năng suất của cây mà có thể bón lượng phân cho mỗi cây như sau: 30-50kg phân hữu cơ +1,0 -2,0kg đạm urê+0,5-2,0kg supe lân+0,5-1,0kg kali clorua.

Cách phòng trừ sâu bệnh:

Bắt xén tóc, cắt bỏ và tiêu hủy những ngọn cành bị héo. Dùng dây thép nhỏ, tay mây để chọc chết sâu hoặc bắt sâu non, dùng bông tẩm thuốc bảo vệ thực vật bịt vào lỗ sâu đục và phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trứng sâu.

Thu hoạch và khử chát

Thu hoạch khi quả đã chín già để quả có độ ngọt cao. Đối với giống hồng không hạt địa phương thì phải xử lý khử chát, đối với các giống hồng nhập nội.

BAN PHÓNG VIÊN ( thực hiện )

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.