Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Lai Châu: Nâng cao nhận thức cho người dân khi tham gia giao thông đường thủy

PV - 16:16, 04/01/2019

Lai Châu có 385km đường thủy nội địa, thuộc 3 tuyến sông chính là sông Đà, Nậm Mu và sông Nậm Na. Mặc dù chưa có tuyến vận tải hành khách, song số lượng phương tiện, hoạt động đi lại của nhân dân gia tăng nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn giao thông cũng như giữ gìn an ninh trật tự, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông đã vào cuộc tích cực.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 3 tuyến đường thủy nội địa gồm: sông Đà (dài 270km), sông Nậm Na (94km) và sông Nậm Mu (75km) thuộc các huyện: Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Than Uyên, Tân Uyên. Sau khi lòng hồ thủy điện tích nước, các phương tiện giao thông đường thủy phát triển lên tới gần 2 nghìn chiếc, trong đó số phương tiện được đăng ký, đăng kiểm chỉ khoảng 1/5.

Số phương tiện này được làm bằng sắt hoặc gỗ, do người dân tự đóng dùng đi lại, sinh hoạt và phục vụ hoạt động sản xuất. Đây là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường thủy cũng như gây khó khăn cho công tác quản lý tàu thuyền. Điển hình là ngày 13/7/2018, trên tuyến đường thủy nội địa sông Đà thuộc địa phận bản Phiêng Ban (xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn) xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người mất tích. Thời điểm xảy ra tai nạn, trên thuyền có tổng cộng 10 người, 2 xe máy, 40kg gạo.

giao thông đường thủy Lực lượng Cảnh sát giao thông Lai Châu hướng dẫn người dân sử dụng áo phao cứu sinh.

Tại Phong Thổ (Lai Châu), hiện nay trên địa bàn huyện có hơn 40 phương tiện đường thủy nội địa. Thế nhưng, 100% phương tiện chưa được đăng ký, đăng kiểm theo quy định. Cùng với đó, phần lớn người tham gia giao thông đường thủy không trang bị các thiết bị như: phao cứu sinh, áo phao, dụng cụ nổi. Người lưu thông bằng phương tiện thuyền chưa qua các lớp tập huấn, đào tạo về cách điều khiển phương tiện đường thủy nội địa.

An toàn nhờ nhận thức

Để nâng cao nhận thức cho người dân khi tham gia giao thông đường thủy, thời gian qua, các cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp như tổ chức các buổi tuyên truyền, cấp phát tờ rơi, phổ biến giáo dục pháp luật về phương tiện thủy nội địa, các biện pháp đảm bảo ATGT đường thủy, hướng dẫn đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa…

Mới đây, Đoàn công tác liên ngành của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh); Thanh tra Giao thông, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông-Vận tải); Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thực hiện tuyên truyền tại bản Nậm Pậy (thị trấn Phong Thổ) về những quy định tham gia giao thông đường thủy nội địa, mức xử phạt đối với các lỗi vi phạm và hướng dẫn cách kê khai các phương tiện đường thủy.

Đồng thời, trao tặng hơn 100 phao cứu hộ, dụng cụ nổi và hướng dẫn cách sử dụng khi không may xảy ra sự cố đắm, va chạm giữa các thuyền khi đang lưu thông trên đường thủy nội địa. Việc sử dụng thuyền khai thác, nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định của cơ quan chuyên môn, khai thác thủy sản theo hướng không tận thu. Trong quá trình kê khai, tiến hành đo đạc, đặt tên cho thuyền theo tên chủ hộ để thuận tiện trong công tác quản lý, xác định phương tiện đang lưu thông.

Anh Lò Văn Thương, người dân bản Nậm Pậy chia sẻ, trước đây, anh cùng các hộ trong bản mua sắm thuyền để phục vụ đi lại, vận chuyển nông sản nên chưa để ý đến các yếu tố an toàn. Từ buổi tuyên truyền, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương, chúng tôi sẽ tuân thủ kê khai, đăng ký thuyền để việc quản lý đồng nhất. Khi tham gia lưu thông trên đường thủy nội địa phải trang bị dụng cụ nổi, áo phao để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho bản thân, gia đình và xã hội.

Theo Đại úy Nguyễn Xuân Hòa, Phó Đội trưởng Đội Tuyên truyền (Phòng Cảnh sát Giao thông-Công an tỉnh Lai Châu) cho biết, các phương tiện chủ yếu đóng theo ý của người dân và không có bản thiết kế kỹ thuật tiêu chuẩn cũng như chưa được đăng ký, đăng kiểm.

Trong thời gian tới, để đảm bảo an toàn và nâng cao ý thức cho người dân khi hoạt động các phương tiện trên sông, đơn vị sẽ phối hợp với các địa phương tuyên truyền, nhắc nhở bà con mang áo phao, trang bị dụng cụ nổi, phòng tránh đuối nước, quán triệt không di chuyển khi thời tiết xấu. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.