Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lâm bệnh nặng vì uống thuốc không theo đơn

PV - 11:09, 25/09/2018

Có bệnh, được các cơ sở y tế kê đơn thuốc nhưng nhiều công nhân, người lao động chủ quan, không cần uống theo đơn mà chỉ đến các hiệu thuốc mua loại thuốc mình thích để chữa các triệu chứng trước mắt cho tiện. Bệnh không thuyên giảm, nhiều người trầm trọng hơn phải vào vào bệnh viện điều trị, có nhiều biến chứng khó lường.

uống thuốc theo đơn Theo quy định của ngành Y tế, các nhà thuốc phải bán các loại thuốc kháng sinh theo đơn của y-bác sĩ. (Ảnh TL)

Chỉ mua thuốc kháng sinh mình thích

Làm công nhân khai thác đá ở khu vực đèo Cả, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, anh Lê Văn Tùng liên tục đau bụng nên đi khám nội soi và phát hiện mình bị loét dạ dày H.P-mức độ vừa. Không tham gia bảo hiểm y tế(BHYT), được các bác sĩ kê đơn nhiều loại thuốc khác nhau với thời gian điều trị 40 ngày.

Không thực hiện theo đơn, anh Tùng đến các tiệm thuốc Tây trên địa bàn huyện Đông Hòa mua thuốc giảm đau và về nhà tự mua thêm bột nghệ để uống. Sau nhiều tháng uống thuốc theo cách của mình, bệnh vẫn không bớt, anh Tùng đi khám lại thì phát hiện bị thêm bệnh viêm thực quản trào ngược, viêm gan C do uống thuốc giảm đau vô tội vạ.

Tương tự như anh Tùng, là công nhân khai thác đá chẻ ở huyện Đông Hòa, anh Hà Công Hải bị bệnh viêm phổi mãn tính, thường ho kéo dài, đơn thuốc được kê điều trị lên đến 21 ngày với 5 loại thuốc khác nhau cùng phối hợp để điều trị dứt điểm bệnh. Vừa chủ quan, vừa ngại uống cùng lúc nhiều thứ thuốc nên anh Hải chỉ mua vài loại kháng sinh, khi nào phát bệnh thì uống. Chính vì vậy, bệnh càng ngày càng nặng hơn. Đầu tháng 8/2018, anh Tùng đi khám lại ở Bệnh viện Đa khoa Phú Yên thì được chuẩn đoán viêm phổi nặng, có biểu hiện rối loạn nhịp tim. Cần điều trị đúng liệu trình.

Không chỉ nhiều công nhân, người lao động mà nhiều ngư dân làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở khu vực Vũng Rô khi gặp các bệnh như tiêu chảy cấp, loét dạ dày, viêm phế quản… cũng chỉ tự đến các cửa hàng thuốc để mua kháng sinh về nhà uống, bớt bệnh rồi thôi chứ không điều trị dứt điểm. Ngư dân Lê Văn Tính ở làng nuôi cá bè Vũng Rô (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa) cho biết: Uống thuốc theo đơn thì phải tuân thủ thời gian điều trị rõ ràng, còn uống đại thứ thuốc nào đó có thể trị ngay triệu chứng đau đớn trước mắt, nhưng bệnh sẽ tiến triển nặng thêm, nhiều trường hợp phải đi cấp cứu.

Uống theo đơn là tự bảo vệ mình

Để tăng cường bảo vệ sức khỏe cho người dân, hướng đến thay đổi thói quen uống thuốc tùy tiện, bán thuốc tùy tiện, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Kế hoạch số 104/KH-UBND. Mục tiêu chính của Kế hoạch là nâng cao nhận thức của toàn dân về việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người trực tiếp kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc, qua đó góp phần giảm tình trạng đề kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 100% số người bệnh được kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định của Bộ Y tế. 100% các loại thuốc kháng sinh bán tại các nhà thuốc, quầy thuốc từ thành thị đến nông thôn phải có đơn thuốc.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Nha, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân (thuộc Sở Y tế tỉnh Phú Yên) cho biết, hiện, toàn tỉnh Phú Yên có 277 cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân và hàng trăm nhà thuốc. Nhiều tiệm thuốc, cửa hàng bán thuốc nằm trên địa bàn các thôn, xã vùng sâu, miền núi, miền biển… trong khi đó, chuyên môn của người bán thuốc chưa cao, còn nhận thức của người mua thuốc cũng còn hạn chế. Vì vậy, ngành Y tế cần thắt chặt công tác quản lý và tăng cường công tác tuyên truyền để làm chuyển biến dần thói quen từ dùng thuốc tùy tiện sang dùng thuốc theo đơn để bảo vệ sức khỏe người dân, tránh những tai biến đáng tiếc do dùng thuốc kháng sinh bừa bãi.

Ngành Y tế tỉnh Phú Yên cũng đã cử cán bộ đi đến từng địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tuyên truyền, đồng thời mời tất cả các chủ tiệm thuốc đi tập huấn. Sau tập huấn thì tổ chức khảo sát lại xem họ có thực hiện đúng quy trình hay không. Nếu cố tình không thực hiện bán thuốc theo đơn thì sẽ bị thanh tra y tế xử lí.

Quyết liệt là vậy nhưng theo bác sĩ Nha, nhiều kiến thức tập huấn được triển khai qua phần mềm tin học, nhiều cách kiểm tra, khảo sát cũng qua kết nối mạng nhưng trình độ tin học của nhiều chủ tiệm thuốc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn hạn chế dẫn đến chậm chuyển biến nhận thức. Vì vậy, người bệnh nên cẩn trọng hơn khi mua thuốc chữa bệnh cho chính mình.

HÀ VĂN ĐẠO

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.