Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Văn hóa dân tộc

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

PV - 10:49, 02/04/2025

Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.

Hàng vạn người con của mọi miền Tổ quốc cũng như kiều bào ta ở nước ngoài về Giỗ Tổ.
Hàng vạn người con của mọi miền Tổ quốc cũng như kiều bào ta ở nước ngoài về Giỗ Tổ.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ miền ngược xuống miền xuôi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài; mang một ý nghĩa thiêng liêng cao cả hướng về cội nguồn, tri ân người có công tạo lập non sông đất nước; kết nối giữa quá khứ và hiện tại, là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh dân tộc Việt.

Trên cả nước có gần 1.500 đền thờ Vua Hùng, riêng tỉnh Phú Thọ - Trung tâm thực hành tín ngưỡng có hàng trăm di tích. Không gian Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là các làng xã thuộc các huyện: Cẩm Khê, Lâm Thao, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì. Không gian thờ cúng tập trung nhiều người thực hành nhất là Đền Hùng gồm 3 ngôi đền: Hạ, Trung, Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong dòng chảy văn hóa truyền thống, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản; giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.

Hội trại văn hoá của 13 huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025
Hội trại văn hoá của 13 huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 sẽ được diễn ra gồm hai phần. Phần Lễ trang nghiêm, trọng thể, thành kính, mang tính cộng đồng, đảm bảo an toàn, văn minh, tiết kiệm. Các hoạt động phần Hội gắn kết chặt chẽ với các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tạo thành chuỗi hoạt động Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ; thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ, tạo sức hấp dẫn, tính cạnh tranh thu hút khách du lịch, quảng bá rộng rãi tiềm năng, thế mạnh tài nguyên du lịch văn hóa Phú Thọ. Huy động cao nhất các nguồn lực xã hội hóa; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thân thiện với người dân, du khách. Theo đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch gắn với phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, khám phá của Nhân dân và du khách, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Để Tổ chức phần Lễ trang nghiêm, trọng thể, thành kính, mang tính cộng đồng, đảm bảo an toàn, văn minh, tiết kiệm, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị và các đoàn thể trong tỉnh triển khai có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch như: Chủ trì xây dựng kịch bản: Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ (ngày 6/3 năm Ất Tỵ); Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng (ngày 10/3 năm Ất Tỵ) trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện. Tiếp nhận và hướng dẫn các huyện, thị, thành, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng theo nghi thức truyền thống; xây dựng kế hoạch, kịch bản và hướng dẫn tổ chức rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven Khu di tích. Phối hợp Công an tỉnh, tăng cường công tác kiểm tra liên ngành các hoạt động, dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch, quảng cáo nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn.

Trình diễn Hát Xoan làng cổ phục vụ Lễ hội Đền Hùng
Trình diễn Hát Xoan làng cổ phục vụ Lễ hội Đền Hùng

Chuẩn bị cơ sở vật chất, chỉnh trang cảnh quan tổng thể Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chủ đầu tư dự án “Cải tạo nâng cấp hệ thống cảnh quan khu vực trước Đền Giếng” trong Dự án “Tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan Khu Di tích lịch sử Đền Hùng”, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị tại khu vực ao sen và trước Đền Giếng tạo ra không gian xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thu hút khách tham quan trong và ngoài nước khi về dự Giỗ Tổ. 60 cây tùng la hán đã được trồng và chăm sóc kỹ lưỡng, trong khi hạng mục hòn non bộ và tiểu cảnh quanh ao sen cũng đang được gấp rút hoàn thiện. Cùng với đó, Ban quản lý Khu Di tích lịch sử Đền Hùng xây dựng và triển khai nhiều phương án đảm bảo cảnh quan, môi trường để khu vực tổ chức lễ hội luôn xanh, sạch, đẹp. Tổ chức, sắp xếp, bố trí các địa điểm bán hàng và kinh doanh dịch vụ, vệ sinh môi trường, phát tỉa cây xanh, đảm bảo mỹ quan tại khu vực ngã 5 Đền Giếng và các khu vực xung quanh. Bảo trì, duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng trong khu; bố trí lực lượng thu gom, xử lý rác thải kịp thời nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Hệ thống ki ốt bán hàng cũng được tổ chức, sắp xếp lại đồng bộ, gọn gàng, theo khu vực, tạo thuận lợi cho du khách lựa chọn cho mình và người thân những món quà lưu niệm khi về với Đất Tổ.

Để đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan, Khu Di tích đã tăng cường công tác quản lý các hoạt động bán hàng và kinh doanh dịch vụ; quản lý các hộ kinh doanh trong việc chấp hành, bảo vệ, giữ gìn, quảng bá hình ảnh và phát huy giá trị của Khu di tích. kiểm tra, đôn đốc các hộ kinh doanh chỉnh trang lại ki ốt, khu vực bán hàng, kinh doanh dịch vụ đảm bảo mỹ quan; thông báo các địa điểm không tổ chức bán hàng, kinh doanh dịch vụ năm 2025 đến các tập thể, cá nhân để thu dọn, tháo dỡ; tháo dỡ, giải tỏa các khu vực bán hàng, kinh doanh dịch vụ không thực hiện đúng quy định khi có yêu cầu. Ngăn chặn, xử lý các đối tượng bán hàng rong gây phản cảm và bức xúc cho du khách.


Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Xây dựng mô hình điểm giữ gìn văn hoá vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Xây dựng mô hình điểm giữ gìn văn hoá vùng đồng bào DTTS

Nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của đồng bào các DTTS, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã xây dựng các mô hình xây dựng đời sống văn hoá trong vùng đồng bào DTTS. Điển hình như mô hình văn hoá cồng chiêng của đồng bào Ba Na ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh và mô hình bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc cho đồng bào Hrê xã An Trung, huyện An Lão.