Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Làng nghề miến dong Bình Lư

PV - 10:49, 14/05/2018

Từ lâu, sản phẩm miến dong ở xã Bình Lư, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu) được người tiêu dùng ví như “lộc trời” trên miền biên ải.

Hiện nay, xã Bình Lư, huyện Tam Đường có trên 50 hộ sản xuất miến dong. Được chế biến hoàn toàn từ tinh bột nguyên chất của củ dong riềng, không sử dụng hóa chất, phụ gia. Miến dong Bình Lư được người tiêu dùng nhớ đến và ưa chuộng bởi những đặc tính riêng biệt, khó lẫn với những loại miến khác. Không có được sắc vàng bóng bẩy, bắt mắt như miến của làng Cự Đà (Hà Nội), miến dong Bình Lư có màu hơi xanh. Miến có mùi thơm đặc trưng, không bị chua, vị giòn dai, sợi miến nhỏ khi nấu lên rất mềm nhưng không bị dính, và đặc biệt hơn cả là, miến có thể nấu lại từ 2-3 lần mà không bị nát.

Nông dân xã Bình Lư phơi miến. Nông dân xã Bình Lư phơi miến.

 

Trong quy trình sản xuất miến, mỗi hộ có bí quyết riêng nhưng vẫn đảm bảo sự thơm ngon của miến dong Bình Lư. Để làm ra sợi miến ngon cần hội tụ đủ các yếu tố như: màu trong, sợi nhỏ, dai, dẻo, vị đậm đà thì yêu cầu đầu tiên là bột dong nguyên chất, khâu đánh bột vừa tới, nếu khô hoặc nhão quá đều ảnh hưởng đến chất lượng miến thành phẩm-những điều này chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và sự trung thực của người làm nghề. Đối với những người làm miến dong ở đây, thì các tiêu chí này đều là có thừa. Chính điều đó tạo nên thương hiệu miến dong Bình Lư nổi tiếng trong thời gian qua.

Theo kinh nghiệm của người dân làng nghề, để miến ngon, việc chọn địa điểm phơi cũng rất quan trọng. Khoảng sân hoặc vườn phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng và là nơi hấp thụ tốt nhất ánh sáng mặt trời. Trên đó, được thiết kế cọc trụ bằng tre, bêtông có chiều cao từ 60cm trở lên để tránh bụi, độ ẩm của đất. Các trụ này được kết nối bởi những sợi dây chắc (thép, dây chuyên dụng…) có độ bền để làm giá đỡ cho những phên miến.

Khi miến đạt độ se nhất định được chuyển sang dây phơi cao hơn (từ 1,5m trở lên) cho đến khi khô được gấp, buộc thành từ bó miến thành phẩm. Tận dụng lợi thế sinh sống ven mặt đường Quốc lộ 4D, các hộ dân đã treo biển, bày bán miến ngay tại nhà mình. Và từ đó những sợi miến theo thương lái đến với người tiêu dùng các tỉnh bạn.

Ngày nay, để nâng cao năng suất lao động, nhiều hộ đầu tư máy móc, cải tiến công nghệ sản xuất (giá trị vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng) nhằm giảm công lao động, nguồn nhiên liệu, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng, hương vị của miến dong Bình Lư. Điển hình như Hợp tác xã Duy Sơn, cơ sở sản xuất Học Phú, Lệ Hoa… ngày cao điểm có thể sản xuất từ hàng chục tạ miến thành phẩm.

Những năm qua, để giúp cho làng nghề thêm phát triển, xã Bình Lư đã quy hoạch vùng trồng dong riềng với diện tích 220ha, năng suất đạt 60 tấn củ/ha tập trung nhiều ở các bản Hoa Lư, Thống Nhất, Vân Bình… Bên cạnh đó, để tránh tình trạng bị các tiểu thương ép giá, xã Bình Lư đã tổ chức họp bàn về việc bao tiêu sản phẩm củ dong riềng cho các hộ dân tại 7 bản.

Ông Trần Văn Sứng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường cho biết: “Để làng nghề miến dong Bình Lư ngày càng phát triển, mở rộng thị trường, huyện đã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện sản xuất, chế biến gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm. Không dùng hóa chất, chất phụ gia để đảm bảo sức khỏe của gia đình, người tiêu dùng cũng như giữ được hương vị thơm ngon riêng biệt của miến Bình Lư. Đồng thời, tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhằm thu hút đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp trong việc chế biến, mở rộng sản xuất, góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân”.

Để làng nghề miến dong Bình Lư ngày càng phát triển, mở rộng thị trường, huyện đã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện sản xuất, chế biến gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm. Không dùng hóa chất, chất phụ gia để đảm bảo sức khỏe của gia đình, người tiêu dùng cũng như giữ được hương vị thơm ngon riêng biệt của miến Bình Lư”.

Ông Trần Văn Sứng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường

VŨ KIÊN

Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.