Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Lắng nghe ý kiến cử tri khi đặt tên xã sau sáp nhập

Minh Anh - 9 giờ trước

Thời điểm này, các địa phương đang lấy ý kiến Nhân dân đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó có nội dung đặt tên mới sau sắp xếp. Lắng nghe ý kiến cử tri, nhiều tỉnh, thành phố đã thay đổi phương án đặt tên xã mới theo phương hướng hoặc từ đánh số 1, 2, 3... sang tên mang bản sắc, gắn liền với truyền thống, lịch sử, văn hóa.

Lắng nghe ý kiến cử tri, nhiều tỉnh, thành phố đã thay đổi phương án đặt tên xã mới từ đánh số 1, 2, 3...hoặc theo phương hướng sang tên mang bản sắc, gắn liền với truyền thống, lịch sử, văn hóa
Lắng nghe ý kiến cử tri, nhiều tỉnh, thành phố đã thay đổi phương án đặt tên xã mới từ đánh số 1, 2, 3...hoặc theo phương hướng sang tên mang bản sắc, gắn liền với truyền thống, lịch sử, văn hóa

Theo ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu lịch sử, tên gọi không chỉ đơn giản là một ký hiệu hành chính để xác lập danh giới quản lý, mà còn là biểu tượng của ký ức, là nơi neo đậu cảm xúc, là hồn cốt của mỗi vùng đất. Một cái tên có thể gợi nhắc cả một chiều dài lịch sử, một dòng chảy văn hóa, hay đơn giản là tuổi thơ, là mái nhà, là nơi chôn nhau cắt rốn của biết bao thế hệ.

Bởi vậy, những ngày gần đây, Nhân dân cả nước đang rất quan tâm việc đặt tên xã, phường mới sau sáp nhập. Trên mạng xã hội đã có những diễn đàn sôi nổi bàn luận, góp ý, khen chê và cho rằng, đây là chuyện đại sự nên phải hết sức thận trọng. 

Đáng hoan nghênh là nhiều tỉnh, thành phố đã lắng nghe, thuận theo nguyện vọng của Nhân dân, khẩn trương điều chỉnh tên gọi xã mới gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử quê hương thay vì dùng tên số theo thứ tự.

Tại Lạng Sơn theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thông qua dự kiến sẽ sắp xếp 194 đơn vị thành 65 ĐVHC cấp cơ sở. Phương án này được xây dựng cơ bản trên cơ sở đề xuất từ các huyện, thành phố.

Qua tìm hiểu được biết, tên gọi dự kiến của các xã được đặt theo các phương án như sau: Lấy tên ĐVHC cấp huyện (trước khi sắp xếp) kèm số thứ tự; lấy lại tên một ĐVHC cấp xã (trước khi sắp xếp); lấy tên mới có giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống của địa phương.

Người dân xã Khánh Long, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn bỏ phiếu lấy ý kiến sáp nhập cấp xã
Người dân xã Khánh Long, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn bỏ phiếu lấy ý kiến sáp nhập cấp xã

Tại huyện Tràng Định, dự kiến sắp xếp 21 ĐVHC cấp xã thành 7 ĐVHC cấp xã mới của huyện sẽ lấy tên ĐVHC cấp xã, cấp huyện cũ trước khi sắp xếp bao gồm: Thất Khê, Đoàn Kết, Tân Tiến, Tràng Định, Quốc Khánh, Kháng Chiến, Quốc Việt. Qua khảo sát bước đầu việc đặt tên như vậy nhận được sự đồng thuận từ phía người dân, nhất là những người gắn bó lâu đời với vùng đất này.

Bên cạnh đó, một số huyện cũng đề xuất đặt tên xã, gồm cả tên huyện kèm số thứ tự và tên xã là tên ĐVHC cấp xã trước khi sắp xếp. Ví dụ “Hữu Lũng, Cao Lộc, Bắc Sơn 1, 2, 3….”

Sau khi một số địa phương ở Lạng Sơn công bố đổi tên xã mới theo thứ tự đánh số tạo ra những thông tin trái chiều, tại cuộc họp UBND tỉnh Lạng Sơn diễn ra ngày 22/4, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn - Hồ Tiến Thiệu đã yêu cầu, các đơn vị điều chỉnh tên phường, xã.

Còn tại Nghệ An, ngày 18/4, UBND tỉnh Nghệ An thông qua Đề án thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã. Theo đó, từ 412 ĐVHC cấp xã sẽ còn 130 đơn vị gồm 11 phường, 119 xã. Về đặt tên phường, xã mới do cấp huyện trình phương án có 16/20 huyện, thị và thành phố cơ bản lấy tên cấp huyện hiện tại kèm số thứ tự từ 1,2,3…ở sau. Ví dụ: Thành phố Vinh được chia thành các phường Vinh 1 đến Vinh 5 và phường Cửa Lò. Huyện Nghi Lộc được chia thành các xã từ Nghi Lộc 1 đến Nghi Lộc 7,...

Sau khi có ý kiến từ dư luận, TP. Vinh đã đưa ra thêm phương án 2 về tên phường cho cử tri lựa chọn gồm: phường Vinh, Quang Trung, Quán Bàu, Hà Huy Tập, Cửa Hội và Cửa Lò.

Lắng nghe ý kiến từ Nhân dân, TP. Vinh, Nghệ An sẽ có thêm phương án tên phường mới sau sắp xếp, trong đó dự kiến có phường Vinh, Quang Trung, Cửa Hội… đáp ứng mong mỏi của người dân.

Theo Nghị quyết số 76/2015/UBTVQH ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC chính các cấp năm 2025 nêu: Tên của đơn vị hành chính cấp xã cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ.

Tin cùng chuyên mục
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc, là sự kiện trọng đại – ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.