Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Làng nón lá Bố Liêu

PV - 09:47, 16/04/2018

Với sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương cùng những người tâm huyết, nghề làm nón lá ở thôn Bố Liêu xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) được duy trì và phát triển, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.

Ông Nguyễn Thân, Trưởng thôn Bố Liêu, xã Triệu Hòa cho biết: Nón lá Bố Liêu là sản phẩm làm thủ công. Từ một nghề phụ hình thành và phát triển trên 100 năm tuổi, đến nay nghề truyền thống nón lá Bố Liêu đã trở thành ngành nghề quan trọng ở làng quê, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Hiện làng Bố Liêu có 106 hộ, thì có 80 hộ làm nghề nón lá. Nghề làm nón lá có những ưu việt riêng như, không phải đầu tư quá nhiều tiền bạc và công sức, bên cạnh đó huy động từ người già, cho đến trẻ nhỏ cùng tham gia nên giá trị thu nhập tương đối bền vững.

Các công đoạn làm nón chỉ cần chú ý tỉ mỉ, kỹ thuật… Các công đoạn làm nón chỉ cần chú ý tỉ mỉ, kỹ thuật…

 

Điều dễ nhận thấy là làm nón lá thực sự mang lại cuộc sống no ấm cho bà con nơi đây. Người dân có thể tận dụng thời gian lúc nông nhàn hay vào buổi tối để thực hiện các công đoạn làm nón và không phải bỏ sức ra nhiều mà chỉ cần chú ý tỉ mỉ, kỹ thuật… là có những chiếc nón bền đẹp.

Bà Đoàn Thị Chường, 76 tuổi, với hơn 60 năm kinh nghiệm làm nón lá Bố Liêu cho biết: Nhờ nghề truyền thống mà con cháu có cuộc sống khá giả hơn. Việc làm nón lá ở Bố Liêu được tiến hành quanh năm, ngay cả những mùa mưa bão, lũ lụt, mỗi người quây quần bên nhau cùng chằm nón, trò chuyện, chia sẻ mọi vui buồn, từ đó mà tình đoàn kết người dân trong làng được thắt chặt.

Hiện nay, nón lá Bố Liêu đã có mặt khắp các vùng miền của đất nước. Trung bình hằng năm, làng nón Bố Liêu sản xuất được gần 50 ngàn chiếc nón, với giá bình quân từ 25-40 ngàn đồng/chiếc, nón lá đẹp được đặt làm theo yêu cầu và có giá cao hơn từ 50-70 ngàn đồng/chiếc, mỗi năm đem lại giá trị thu nhập cho bà con từ 1,4 đến 1,6 tỷ đồng. Đây là nguồn thu nhập giúp hàng chục hộ dân Bố Liêu vươn lên thoát nghèo.

Mặc dù cho giá trị thu nhập khá cao, tạo được việc làm và giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, tuy nhiên theo Trưởng thôn Bố Liêu ông Nguyễn Thân, hiện nay Bố Liêu vẫn chưa có cơ sở sản xuất tập trung. Các hộ làm nón hầu như thiếu vốn đầu tư mua nguyên liệu, mua sắm dụng cụ đảm bảo sản xuất quy mô lớn; chưa đăng ký được nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nên việc tiêu thụ nón lá Bố Liêu còn hạn chế. Vì thế, nguyện vọng của người làm nón là mong các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ cho vay vốn, đầu tư cơ sở vật chất... để sản phẩm nón lá Bố Liêu ngày càng được nhiều người biết đến.

Ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Hòa cho biết: Để việc bảo tồn và phát huy làng nghề nón, thời gian tới, xã sẽ đề nghị huyện hỗ trợ để đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm; có cơ chế hỗ trợ cho các hộ vay vốn ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất...

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.