Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Làng Vi Rơ Ngheo đẹp hơn từ du lịch cộng đồng

Tuấn Hưng - 15:07, 25/08/2023

Từ khi xây dựng làng du lịch cộng đồng đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Xơ Đăng, làng Vi Rơ Ngheo đã từng bước được cải thiện, nâng cao; giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được giữ gìn, phát huy đã tạo nên sắc thái hấp dẫn khách du lịch gần, xa tìm đến.

Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm tại làng Vi Rơ Ngheo
Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm tại nhà rông làng Vi Rơ Ngheo

Làng Vi Rơ Ngheo là một trong số ít những làng của xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) còn lưu giữ những nét đặc trưng riêng về kiến trúc của một ngôi làng người Xơ Đăng nằm ven bờ sông Đăk Snghé, giáp lòng hồ Thủy điện Thượng Kon Tum. Cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống, phong cảnh thiên nhiên đẹp cũng đã tạo nên điểm nhấn về du lịch sinh thái của làng.

Ngày 07/4/2023, làng Vi Rơ Ngheo được UBND tỉnh Kon Tum quyết định “Công nhận điểm du lịch: Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông”.

Từ khi đi vào hoạt động, làng luôn thực hiện tốt 3 tiêu chí: Nâng cao đời sống - Cải thiện môi trường - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS địa phương.

Múa xoang - hoạt động biểu diễn trong các lễ hội, sự kiện quan trọng của đồng bào địa phương
Múa xoang - hoạt động biểu diễn trong các lễ hội, sự kiện quan trọng của đồng bào địa phương

Hiện nay, Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo ngày càng thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Hầu hết du khách chọn hình thức “du lịch homestay” để được sống trong môi trường yên tĩnh, trong lành và được tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống, phong tục của dân tộc nơi đây.

Người dân ý thức cao trong việc xây dựng làng xanh, sạch, đẹp
Người dân ý thức cao trong việc xây dựng làng xanh, sạch, đẹp

Ông A Hiền, người dân ở làng Vi Rơ Ngheo cho biết: Trước đây, người dân làng Vi Rơ Ngheo chưa biết làm du lịch cộng đồng, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Từ khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động về lợi ích từ làm du lịch cộng đồng để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống, dân làng đã đồng thuận cao. Các giá trị văn hóa truyền thống được người dân giữ gìn và phát huy tích cực, như: Múa xoang, đánh cồng chiêng, sinh hoạt cộng đồng,…

Làng Vi Rơ Ngheo nhìn từ trên cao
Làng Vi Rơ Ngheo nhìn từ trên cao

Nhờ các hoạt động dịch vụ từ du lịch, cộng với phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, thu nhập của người dân làng Vi Rơ Ngheo ngày càng được cải thiện, nâng cao. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, người dân có điều kiện sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, trang bị các phương tiện hiện đại phục vụ cho đời sống của đồng bào các dân tộc…

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.