Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lào Cai: Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1

Trọng Bảo - 10:17, 10/12/2020

Thời gian qua, trước những lo lắng của phụ huynh học sinh về Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 còn nhiều tranh cãi, ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai cũng đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp có tính sáng tạo, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1.

Các bậc phụ huynh tham gia một tiết học tiếng Việt cùng con tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Các bậc phụ huynh tham gia một tiết học tiếng Việt cùng con tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Năm nay, con chị Hà Minh Phương ở xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai bước vào học lớp 1, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Theo lời mời của nhà trường, chị Hà Minh Phương tạm gác công việc ở cơ quan, tham dự một tiết học đặc biệt cùng với con mình. Không chỉ có chị Phương mà có tới hơn 100 phụ huynh có con học khối lớp 1 cùng tham gia chương trình này. Giờ học tiếng Việt của các em học sinh diễn ra sôi nổi, nhẹ nhàng, có sự phối hợp tốt giữa giáo viên và học sinh. Trực tiếp theo dõi và cảm nhận không khí của buổi học giúp chị Phương cũng như các bậc phụ huynh của lớp 1A3 bớt phần nào nỗi lo lắng những ngày qua.

“Thời gian vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng, phản ánh khá nhiều vấn đề liên quan đến sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1. Tuy nhiên, qua việc được trực tiếp tham gia một tiết học cùng con, phụ huynh chúng tôi cũng đã yên tâm. Qua đây, tôi và các bậc phụ huynh cũng hiểu hơn hoạt động của con tại trường”, chị Phương cho biết.

Năm học 2020-2021, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc có ba lớp 1, với tổng số hơn 100 em học sinh. Ngay từ những tuần đầu của năm học, Nhà trường đã lắng nghe, nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của các bậc cha mẹ phụ huynh; qua đó tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh trong việc giáo dục, rèn luyện con em mình. Chuyên đề “cha mẹ cùng học tiếng Việt với con” là một trong những giải pháp hữu hiệu đang được nhà trường triển khai, tuy mới chỉ thời gian đầu nhưng đã cho thấy tín hiệu rất tích cực.

“Một số phụ huynh bày tỏ sự lo lắng về việc dạy con ở nhà như thế nào thì nay chúng tôi mời tất cả các bậc phụ huynh đến để học tiếng Việt khối 1 cùng con. Mục đích để hướng dẫn phụ huynh cách dạy con ở nhà và cũng để giải toả lo lắng, trăn trở của các bậc phụ huynh về chương trình giáo dục mới ở bậc Tiểu học…”, cô giáo Hoàng Thị Hào, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc thông tin thêm.

Về sách giáo khoa, theo lựa chọn, các trường học trên địa bàn thành phố Lào Cai đang sử dụng bộ sách “Cùng học và phát triển năng lực” của Nhà Xuất bản Giáo dục. Tới thời điểm này, ngành Giáo dục thành phố đã tổ chức 3 hội thảo và các buổi tiếp xúc đối thoại với phụ huynh học sinh. Qua đó, hầu hết các bậc phụ huynh đều đồng thuận với lựa chọn này. 

Tham gia tiết học tiếng Việt cùng con giúp phụ huynh có thêm kỹ năng, phương pháp rèn con học ở nhà
Tham gia tiết học tiếng Việt cùng con giúp phụ huynh có thêm kỹ năng, phương pháp rèn con học ở nhà

Bà Trần Thị Thùy Dung, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Lào Cai cho biết: Bên cạnh sự đồng thuận, thì cũng còn một số phụ huynh cho rằng, chương trình tiếng Việt khá nặng so với các em học sinh lớp 1. Chính vì vậy, ngành Giáo dục đã chỉ đạo các nhà trường chủ động đưa ra các giải pháp có tính sáng tạo trong quá trình giảng dạy,  từng bước giải đáp những băn khoăn, lo lắng này.

“Thứ nhất là chúng tôi bám sát đối tượng học sinh để thiết kế hoạt động và tổ chức các hoạt động giáo dục của mình cho phù hợp, chứ không chạy theo tài liệu. Ví dụ, một bài dạy, đối với học sinh ở vùng trung tâm, giáo viên có thể dạy trong một tiết, nhưng ở những địa bàn khó khăn, giáo viên có thể dạy trong hai tiết, thậm chí hơn hai tiết. Vì vậy, giúp học sinh nắm chắc được kiến thức trong từng bài giảng”, cô Trần Thị Thùy Dung nhấn mạnh.

Trên tinh thần sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ, toàn ngành Giáo dục nói chung, mỗi thầy cô giáo nói riêng đang nỗ lực để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới, giúp các em học sinh đầu cấp tiếp thu các kiến thức hiệu quả nhất.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.