Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Lào Cai: “Nóng” tôm càng đỏ nhập lậu qua biên giới

PV - 10:28, 05/06/2019

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tình trạng nhập lậu tôm càng đỏ có chiều hướng gia tăng. Theo các ngành chức năng, đây là loại sinh vật ngoại lai rất nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái nông nghiệp trong nước. Do đó, người dân cần nâng cao nhận thức, không vì hám lợi trước mắt dẫn tới hậu quả lâu dài.

Cơ quan chức năng kiểm tra số lượng tôm càng đỏ bị thu giữ. Cơ quan chức năng kiểm tra số lượng tôm càng đỏ bị thu giữ.

Ngày 12/5, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai phối hợp với lực lượng biên phòng bắt giữ 300kg tôm càng đỏ (hay còn gọi là tôm hùm đất), trị giá ước tính khoảng 75 triệu đồng. Tiếp theo, liên tiếp trong các ngày 13, 14, 15 và 18/5, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện, bắt giữ, xử lý thêm 6 vụ vi phạm với tổng số lượng 645kg tôm hùm đất, trị giá tổng lô hàng ước tính trên 161 triệu đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tuần trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã phát hiện và bắt giữ gần 1 tấn tôm càng đỏ nhập lậu qua biên giới. Toàn bộ số hàng đã được lập biên bản và tổ chức tiêu hủy theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Việt Quang, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh Lào Cai cho biết: Trong thời gian gần đây, qua công tác tuần tra, kiểm soát lực lượng hải quan phát hiện một số tư thương vận chuyển trái phép các sinh vật ngoại lai này qua biên giới về tiêu thụ để làm thực phẩm.

“Tình trạng buôn bán, vận chuyển các mặt hàng cấm như tôm càng đỏ trên tuyến biên giới do đơn vị quản lý đang diễn biến phức tạp. Các đối tượng buôn lậu cũng áp dụng những chiêu thức tinh vi hơn nhằm tuồn hàng qua biên giới về nội địa tiêu thụ”, ông Quang thông tin.

Tôm càng đỏ được nhập từ Trung Quốc và Mỹ, hiện đang được bán tại thị trường Việt Nam với giá bán lẻ từ 250.000 đến 400.000 đồng/kg tùy loại. Với đôi càng màu đỏ, to khỏe, chúng có thể cắt ngang thân lúa cứng, ăn tất cả búp cây non, thậm chí cả tôm, cá nhỏ. Tôm càng đỏ ăn tất cả các loài thủy sinh, cạnh tranh nguồn thức ăn với sinh vật bản địa, khiến những loài tôm, cá đặc trưng có thể biến mất.

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết: Tôm càng đỏ sống bò đáy, thích đào hang, ưa tối, chuyên hoạt động về đêm, chúng có thể đào hang trú ẩn, sâu từ 1-2m, có thể sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn và chịu được nhiệt độ từ 0 đến 370C, sống ở các sông, hồ, ao, suối, kênh rạch, vùng đất ngập nước theo mùa và đầm lầy; dễ dàng thích nghi với những vùng nước có độ mặn vừa phải, nồng độ oxy thấp, nhiệt độ khắc nghiệt và thậm chí là có thể sống ở những vùng nước bị ô nhiễm.

Khi thiếu oxy, tôm thường bò bám lên cây cỏ thủy sinh lên mặt nước để thở hoặc nằm nghiêng trên các bụi rong cỏ, khe đá sát mép nước, thậm chí là bò lên cạn thở bằng oxy không khí. Thực tế, tôm càng đỏ chất lượng thịt kém, không ngon, ít thịt, chủ yếu là vỏ giáp xác. Mặc dù giá bán trên thị trường hiện nay khá cao, tuy nhiên một số người dân do hiếu kỳ, tò mò cho nên vẫn mua để dùng thử.

Tôm càng đỏ đã được đưa vào danh mục sinh vật ngoại lai xâm hại, cấm nhập khẩu. Theo chỉ đạo khẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu không được ngăn chặn kịp thời, tôm càng đỏ sẽ trở thành đại họa cho nền nông nghiệp và hệ sinh thái tại Việt Nam.

“Loài này được Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) xếp vào trong 100 loài nguy hiểm nhất trên thế giới. Tôm càng đỏ được ghi nhận là vật chủ của một số tác nhân gây bệnh bao gồm virút, vi khuẩn, sinh vật đơn bào, nấm, ký sinh trùng đơn bào và đa bào…”, ông Nhẫn thông tin.

Trước mức độ nguy hiểm của loài sinh vật ngoại lai này, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 22/5, UBND tỉnh Lào Cai đã có Văn bản số 2230/UBND-NLN về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn phát tán loài tôm càng đỏ trên địa bàn.

Theo đó, các địa phương, cơ quan chuyên môn tăng cường tuyên truyền, phổ biến mức độ nguy hại của loài tôm hùm đất với môi trường và với sản xuất nông nghiệp để người dân hiểu, chủ động ngăn chặn và thông báo tới cơ quan chức năng khi phát hiện loài tôm này trên thị trường hay ngoài môi trường.

Mặt khác, khi phát hiện loài tôm càng đỏ phát tán ra môi trường, các cơ quan chuyên môn cần khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt; đồng thời, bố trí nguồn lực kịp thời kiểm soát việc nhập lậu, buôn bán, vận chuyển tại chợ, các nhà hàng và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học…

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến ngày 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.