Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lào Cai: Sẽ di chuyển 113 hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường Khu Công nghiệp Tằng Loỏng

PV - 10:03, 15/05/2019

Theo UBND huyện Bảo Thắng (Lào Cai), từ nay đến cuối năm sẽ tiến hành di chuyển 113 hộ ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, đây là các hộ nằm tại các vị trí bức xúc nhất.

Vẫn còn nhiều hộ dân sống trong khu vực ảnh hưởng môi trường KCN Tằng Loỏng. Vẫn còn nhiều hộ dân sống trong khu vực ảnh hưởng môi trường KCN Tằng Loỏng.

Trong đó, có 106 hộ tại thị trấn Tằng Loỏng và 7 hộ thôn Phú Hà, xã Phú Nhuận. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ là hơn 113,5 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí tái định cư).

Để đẩy nhanh tiến độ di chuyển các hộ dân, mới đây UBND huyện Bảo Thắng đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các công ty sớm chuyển kinh phí để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng theo quy định. Đối với các hộ còn lại nằm trong bán kính ảnh hưởng môi trường của các nhà máy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh sớm có kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí cho các nhà máy cũng như kế hoạch di chuyển các hộ gia đình, cá nhân ra khỏi vùng ô nhiễm môi trường.

Năm 2018 đã di chuyển 87 hộ, gồm 36 hộ tại xã Xuân Giao, 28 hộ tại thị trấn Tằng Loỏng, 23 hộ tại xã Phú Nhuận. Một số hộ đã được bố trí tái định cư tại khu vực bờ kè sông Hồng, thị trấn Phố Lu, Bảo Thắng.

PV

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.