Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lào Cai: Tăng cường khuyến cáo người dân phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Hà Anh - 15:15, 30/09/2022

Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lào Cai, trong 10 tháng qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 13 hộ trên địa bàn các huyện: Mường Khường, Bảo Yên, Bát Xát, Văn Bàn và thị xã Sa Pa

Người dân khử trùng khu vực chăn nuôi.
Người dân khử trùng khu vực chăn nuôi.

Dịch bệnh làm 117 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy, khối lượng tiêu hủy là 2.523 kg. Nguyên nhân là người chăn nuôi không thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi ăn toàn sinh học, làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Dự báo từ nay đến cuối năm số hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh sẽ gia tăng do nhu cầu thịt lợn của thị trường tăng. Trong khi đó, dịch bệnh đang tái bùng phát ở nhiều nơi. Ông Ngô Tiến Dũng, Trưởng Phòng Quản lý dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Ngành chăn nuôi khuyến cáo các hộ khi tái đàn cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tổng hợp về chăn nuôi an toàn sinh học. Biện pháp này giúp ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh và các yếu tố nguy hiểm cho sức khỏe của vật nuôi không lan truyền theo 3 hướng: Từ bên ngoài vào trang trại/hộ chăn nuôi, giữa các con vật trong đàn và từ trang trại/hộ chăn nuôi ra môi trường hoặc sang trang trại/hộ chăn nuôi khác. Ưu tiên sử dụng vôi bột để tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi…

Đối với những địa phương chưa có dịch bệnh phát sinh, phải áp dụng nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và cần phân tích nguyên nhân khiến dịch bệnh tái bùng phát, rút kinh nghiệm, đưa ra các biện pháp phù hợp – Ông Dũng cho biết thêm.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút gây ra. Loại vi-rút này có thể tồn tại 2 - 4 tháng trong một cơ sở bị nhiễm bệnh và 5 - 6 tháng trong thịt bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy, ngoài đảm bảo các nguyên tắc phòng dịch thì việc tiêu hủy lợn bị dịch bệnh cũng cần được thực hiện nghiêm túc.

Tin cùng chuyên mục
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.