Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lao động người dân tộc thiểu số ở Thanh hóa: Nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tại các phiên giao dịch

PV - 22:41, 29/04/2019

Với các giải pháp, sáng kiến tìm cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động là người dân tộc thiểu số, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đa dạng các sàn giao dịch việc làm, giúp người lao động tìm được công việc phù hợp với khả năng, trình độ.

Tín hiệu vui từ kết nối việc làm

Trong năm 2018, thông qua hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm, Thanh Hóa đã tổ chức 46 sàn giao dịch việc làm, với 704 lượt đơn vị tham gia. Kết nối dịch vụ thành công cho 6.732 người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động.

Đặc biệt, thông qua việc tổ chức phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm tại 45 xã ở các huyện miền núi, vùng cao như: Thường Xuân, Ngọc Lặc, Như Xuân, Bá Thước, Thạch Thành, Như Thanh, Nông Cống… đã tư vấn, giới thiệu việc làm và định hướng nghề cho 6.700 lượt người; số lao động được phỏng vấn, tuyển dụng trực tiếp tại địa phương: 387 người, số lao động được doanh nghiệp hẹn đến phỏng vấn tuyển dụng: 596 người.

 Ngày hội việc làm tổ chức tại huyện Như Xuân, thu hút đông đảo người lao động đến tìm việc làm. Ngày hội việc làm tổ chức tại huyện Như Xuân, thu hút đông đảo người lao động đến tìm việc làm.

Tại Ngày hội tư vấn việc làm tổ chức tại huyện Như Xuân (11/3/2019), anh Vi Văn Sơn (dân tộc Thái) ở xã Thanh Xuân chia sẻ: “Mình đã tốt nghiệp một trường cao đẳng nhưng chưa tìm được việc làm. Mình quan tâm về xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng chưa rõ về các thị trường, thủ tục, kinh phí và mức thu nhập... Khi được tư vấn, mình đã đăng ký đi XKLĐ sang Hàn Quốc”.

Tương tự, chị Bùi Thị Quỳnh (dân tộc Mường) xã Hải Long, huyện Như Thanh kể lại, chị có con nhỏ không thể đi xa tìm việc, khi Trung tâm phối hợp với huyện tổ chức ngày hội việc làm, chị đã đến nộp hồ sơ phỏng vấn xin việc. Rất may, chị đã được một công ty may tiếp nhận hồ sơ và đồng ý nhận làm việc.

Tạo nhiều cơ hội

Ông Lê Đăng Thanh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa cho biết, năm 2019, Trung tâm dự kiến tổ chức phiên giao dịch việc làm định kỳ tại đơn vị 3 hoặc 4 lần/tháng, vào thứ Hai hoặc thứ Ba hằng tuần.

Ngoài ra, Trung tâm sẽ tăng cường tổ chức các sàn giao dịch việc làm lưu động tại các địa phương, giúp người lao động tìm việc tại địa phương không phải mất thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí, phù hợp năng lực, trình độ, đặc biệt là lao động DTTS ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Theo ông Thanh, dự kiến, số lao động được phỏng vấn tuyển dụng thông qua sàn giao dịch việc làm và ngày hội việc làm năm 2019 sẽ khoảng 5.850 người. Số đơn vị tham gia phiên giao dịch việc làm là 680 lượt đơn vị. Qua thu thập thông tin trong quý I, nhu cầu lao động các doanh nghiệp cần tuyển dụng hiện nay là: 18.543 người.

Theo đó, Trung tâm đã tổ chức 01 phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động tại Như Xuân và 05 phiên GDVL định kỳ. Kết quả tư vấn việc làm, chế độ chính sách liên quan đến lao động-việc làm, hoạt động XKLĐ cho 12.380 lượt người. Kết nối việc làm thành công lao động làm việc trong nước, XKLĐ, học nghề là 86/người.

Nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm…

Ông Lê Đăng Thanh nhìn nhận, trên thực tế, hoạt động của các sàn giao dịch việc làm vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là vai trò kết nối cung cầu lao động chưa thực sự phát huy. Ở một số địa phương, chưa thực sự quan tâm đến giải quyết việc làm, do đó chưa tạo điều kiện cho Trung tâm và các doanh nghiệp phối hợp tổ chức các phiên GDVL, hội nghị tư vấn việc làm, học nghề và XKLĐ tại địa phương.

Hiện nay, đa phần doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải có tay nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, có kinh nghiệm làm việc và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng làm việc. Trong khi đó, lao động phần đông là sinh viên mới ra trường và lao động phổ thông nên rất hạn chế những yêu cầu này…

Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, đòi hỏi có sự quan tâm hỗ trợ thực chất hơn nữa của các đơn vị liên quan như Cục Việc làm (Bộ LĐ-TBXH), Sở LĐ-TBXH...

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để Trung tâm DVVL cùng với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức tốt các phiên GDVL vệ tinh; tổ chức hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm tại địa phương; cần thông tin rộng rãi hơn về các phiên GDVL để nhiều người biết và tìm đến. Đồng thời, có biện pháp, chế tài đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc việc thông báo tình hình biến động lao động theo quy định tại Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.