Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Lao động nông nghiệp Việt Nam làm việc tại Australia có thu nhập từ 52 đến 66 triệu đồng/tháng

NA - 17:42, 28/03/2022

Ngày 28/3, Bộ Lao động và Thương binh xã hội phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tổ chức Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp Australia.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đại diện phía Việt Nam ký Bản ghi nhớ.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đại diện phía Việt Nam ký Bản ghi nhớ.

Đây là Bản ghi nhớ đầu tiên phía Australia ký với các nước đưa lao động đi làm việc tại nước này theo Chương trình thị thực nông nghiệp.

Phía Việt Nam có Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, phía Australia có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Marise Payne ký kết Bản ghi nhớ.

Theo đó, phía bạn sẽ tiếp nhận người lao động nước ta trong lĩnh vực nông nghiệp với số lượng khoảng 1.000 lao động/năm; mức lương cơ bản (chưa trừ chi phí sinh hoạt) khoảng từ 52,8 đến 66 triệu đồng/người/tháng. Đây là mức thu nhập được đánh giá là cao so với các thị trường tiếp nhận lao động khác.

Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp Australia tạo khuôn khổ pháp lý, điều kiện cho công dân Việt Nam dễ dàng nhập cảnh tới Australia để làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc ký kết Bản ghi nhớ cũng góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Australia trong bối cảnh hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; là kênh giải quyết việc làm hiệu quả, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Trước đó, vào tháng 9/2021, Chính phủ Australia công bố Chương trình thị thực cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lựa chọn Việt Nam là một trong 4 nước ưu tiên tham gia sớm chương trình này (gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines). Chương trình thị thực nông nghiệp được thực hiện nhằm góp phần bù đắp thiếu hụt lao động trong ngành nông nghiệp và mang lại lợi ích kinh tế cho Australia, đồng thời, tạo cơ hội cho lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thu nhập trong thời gian làm việc tại xứ sở chuột túi.

Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.