Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lập nghiệp thành công từ dưa lưới Ta ki

PV - 10:46, 18/02/2019

Chúng tôi có mặt tại nông trại nổi tiếng Giving’s Farm (tại khóm Tây Khánh 6, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) của nữ kỹ sư 32 tuổi Nguyễn Thị Mai Khương để thăm quan. Nơi đây đang là nguồn cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ chuẩn bị lập nghiệp.

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thực phẩm, Mai Khương nhận công tác tại một đơn vị chuyên tư vấn, xây dựng các dự án về môi trường. Đây là quãng thời gian thuận lợi để chị tìm hiểu, làm quen với rất nhiều dự án khác nhau. Từ đó chị đã chọn cho mình dự án trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao và đạt kết quả khả quan về kinh tế, tạo điểm tham quan du lịch lý thú cho TP. Long Xuyên.

Chị Nguyễn Thị Mai Khương chăm sóc dưa lưới tại nông trại. Chị Nguyễn Thị Mai Khương chăm sóc dưa lưới tại nông trại.

Được sự hỗ trợ tích cực của Sở Khoa học Công nghệ An Giang, trên diện tích 1.000m2 đất được bao quanh bằng hệ thống nhà lưới mắc nhỏ để chống các loại bọ xâm nhập cắn phá, Mai Khương đã xuống giống loại dưa lưới TaKi có xuất xứ từ Nhật Bản được trồng theo qui trình công nghệ cao VietGAP. Sau một năm chăm sóc, chị đã có lãi trên 100 triệu đồng; một con số rất lớn so với việc trồng các loại cây, rau củ khác trên cùng một diện tích.

Chị Khương cho biết thêm: Tiêu chí quan trọng nhất mà tôi hướng đến là giới thiệu quảng bá nông sản sạch, an toàn. Cạnh đó cũng là thông điệp kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường sống. Ngoài ra nông trại hình thành còn đáp ứng nhu cầu thăm quan du lịch của rất nhiều người.

Lý giải về nguyên nhân chọn giống dưa lưới TaKi, chị Khương cho biết: đây là loại giống có chất lượng thơm, ngon, vỏ mỏng, màu sắc bắt mắt; thời gian bảo quản lâu; khả năng phòng sâu rầy rất cao. Cạnh đó loại dưa này có năng suất rất cao, dễ xuất khẩu sang nhiều quốc gia khó tính”.

Hiện nay mỗi hạt giống chị mua về có giá xấp xỉ 3.800 đến 4.000 đồng/hạt. Sau thời gian xuống giống khoảng 90 ngày là bắt đầu thu hoạch trái. Đáng chú ý là giai đoạn hạt từ 1 đến 12 ngày tuổi cần phải chăm sóc đặc biệt tránh để côn trùng cắn phá. Từ 13 ngày tuổi, dây dưa lưới được đưa vào nhà lưới kín đến khi hái trái. Toàn bộ chế độ bón phân đều tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGap nên trái luôn đạt độ an toàn tuyệt đối giúp người tiêu dùng rất an tâm...

Em Thái Thị Thu Thâu, du khách đến từ Hà Nội cho biết: “đến nông trại này ngoài việc thực hiện những đoạn phim, những bức ảnh đẹp, sống động, chúng em còn được thưởng thức tại chỗ loại dưa lưới Nhật Bản rất thơm ngon; được giải thích về qui trình trồng trọt rất bài bản và kỳ công”.

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp khoa học-kỹ thuật nên mỗi trái dưa lưới của chị Khương có trọng lượng từ 1,6 đến 2kg. Giá bán tại vườn cho khách thăm quan là 55.000 đồng/ký; giá bán cho công ty theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm là 32.000 đồng/ký, mỗi năm chị thu hoạch 3 đợt, mỗi đợt xấp xỉ 3,5 tấn; tính chung cả năm thu hoạch khoảng 10 tấn, sau khi trừ hết chi phí đầu tư, chị Khương còn lãi trên 180 triệu đồng.

Với những thành công trên, hiện nay chị Mai Khương đang tiếp tục xây dựng thêm một nhà lưới với diện tích 1.000m2 để mở rộng nông trại của mình. Đồng thời, chị cũng thử nghiệm trồng dưa lưới Nhật Bản loại trái dài với những tín hiệu rất khả quan… góp phần vừa nâng cao thu nhập vừa tạo việc làm cho người lao động.

SONG ANH

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.