Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lấy thế mạnh để xây dựng OCOP

PV - 11:04, 06/09/2019

Vùng DTTS và miền núi hiện vẫn là “lõi nghèo” của cả nước; hầu hết các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn đều tập trung ở khu vực này. Do đó, trong quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, các địa phương vùng DTTS và miền núi gặp rất nhiều rào cản. Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) cũng không ngoại lệ.

OCOP

Nhưng như vậy không đồng nghĩa là các địa phương vùng DTTS và miền núi “bị bỏ lại phía sau” khi triển khai Chương trình OCOP. Với rất nhiều nỗ lực, các địa phương ở khu vực này đã có những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 2-4 sao, thậm chí 5 sao.

Ngay khu vực miền núi phía Bắc, được xem là nghèo nhất cả nước, tính đến hết tháng 6/2019, đã có 10/14 tỉnh phê duyệt Đề án triển khai Chương trình OCOP với tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hóa đến 2020 là 577 sản phẩm. Chỉ tính ở Bắc Kạn, hiện 136 tổ đăng ký 173 sản phẩm tham gia OCOP. Bắc Kạn cũng là tỉnh đầu tiên của nước ta thành lập được Hiệp hội OCOP với 93 hội viên tham gia.

Nhờ đâu có sự bứt phá này? Hãy xem các sản phẩm OCOP của các tỉnh miền núi phía Bắc để lý giải, đó đều là sản phẩm nông nghiệp sạch: vải thiều-Bắc Giang; mận, cá tầm-Sơn La, bưởi-Phú Thọ, chè-Thái Nguyên, quả na-Lạng Sơn… Kế đó là những sản phẩm đặc trưng của đồng bào DTTS: gạo Séng Cù, nếp nương, miến dong, khoai sọ, hồng không hạt, rượu men lá, thịt hun khói,… Đây là những lợi thế để các địa phương vùng DTTS xây dựng các sản phẩm OCOP đặc thù, khó địa phương nào có được.

Một “trợ lực” khác cũng có thể là một lợi thế của các địa phương vùng DTTS và miền núi. Trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, Chính phủ vẫn chỉ đạo ưu tiên cho lĩnh vực an sinh xã hội và giảm nghèo, đồng thời tiếp tục bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào DTTS, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các địa bàn nghèo. Nếu các địa phương vận dụng hiệu quả thì mục tiêu phát triển Chương trình OCOP hoàn toàn có thể đạt.

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

TÙNG NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Đây là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.