Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ cúng bản của người Si La

PV - 14:51, 24/01/2018

Đồng bào Si La tỉnh Lai Châu có nghi lễ cúng bản được tổ chức thường niên 7 năm một lần.

Thay cung lam le cung ban

Để chuẩn bị cho lễ cúng bản, đại diện các gia đình tổ chức họp để chọn ngày, chọn người chủ trì lễ cúng và bàn hình thức góp lễ. Một trong những phần việc quan trọng của Lễ cúng bản là làm cổng bản.

Để làm cổng, người Si La phải đục lỗ, đẽo cột và gia công các đạo cụ gồm 80 con dao gỗ, 100 kiếm gỗ, 100 súng gỗ, 60 cái phên mắt cáo, 1 dây trừ tà bện bằng cỏ gianh, 1 bó dây hạt dé (loại cây thuộc họ sa nhân). Mỗi gia đình còn đan riêng 1 tấm phên mắt cáo để nhuộm máu chó hiến sinh đem về treo trước cửa nhà ngăn ngừa ma xấu.

Trong lễ cúng bản, người Si La dựng lên 4 cổng ở 4 góc của bản, nhưng cổng chính (ở phía Đông) mới có lễ cúng.

Khi dựng cổng, đồng bào quấn dây trừ tà bện bằng cỏ gianh lên xà cổng, buộc dây hạt dé ở hai bên cột cổng và gắn vào đó các đạo cụ như: dao, súng, kiếm-mỗi bên 1 cái, cắm lên cổng 5 tấm phên mắt cáo.

Số đạo cụ còn lại và phên mắt cáo của các gia đình được xếp vào một chỗ.

Một đàn cúng bằng nứa được bắc ở chân cột cổng bên trái. Thầy mo bày đồ lễ gồm: 1 con chó, gà, 2 đồng bạc trắng, 1 vỏ ốc biển.

Cả chó và gà đều quay đầu ra ngoài, bạc trắng và vỏ ốc biển được đặt lên trên mình chó. Chủ cổng và thầy mo đứng trước đàn cúng, thầy mo tay cầm bát gạo lầm rầm đọc lời khấn các vị thần linh núi, rừng, sông, suối... về hưởng lễ vật, phù hộ cho bản bước vào vụ mới khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, lợn gà phát triển, vạn vật sinh sôi; xin cho bản được yên lành.

Khấn đến đoạn cuối, thầy mo cắt 1 bàn chân trước và mõm của con chó hiến sinh chôn trước cổng. Sau lễ cúng đồng bào mới mang đồ lễ sống ra nấu chín rồi bày lên lá chuối để cùng quây quần thụ lễ.

Bữa tiệc cộng đồng kéo dài đến khi mặt trời xế bóng, chủ cổng và thầy mo nhổ cọc bếp nấu đồ lễ báo hiệu tan tiệc, mọi người cùng nhau ra về.

Nghi lễ cúng bản thể hiện tính cố kết cộng đồng của đồng bào DTTS ở vùng cao. Đây là một nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn, phát huy.

SÔNG LAM

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.