Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ cúng Trời của người Hà Nhì

PV - 13:58, 16/05/2018

Người Hà Nhì ở xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) quan niệm, thế giới thần linh rất quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Tất cả những sự vật, hiện tượng xung quanh đời sống đều được phong thần như: Thần Núi, thần Rừng, thần Bản, thần Sấm, thần Mưa, thần Nương... Nhưng vị thần ngự trị cao nhất, nhiều quyền lực nhất chính là Trời. Vì vậy, đồng bào có tục cúng trời để tạ ơn các thần đã ban phát cho bản làng trù phú, ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và cầu an lành trong năm tới. 

Nghi lễ cúng Trời. Nghi lễ cúng Trời.

Vật tế được chuẩn bị gồm 1 con gà trống, 3 chén chè, 3 chén rượu, 3 bát gạo, 1 quả trứng sống để vào bát gạo ở giữa, 3 miếng bánh giầy, 3 cây hương, 1 bát nước trắng, 1 cái vòng bạc của người phụ nữ trong gia đình.

Vào lúc mặt trời bắt đầu ló rạng, các gia đình người Hà Nhì lên nóc nhà nơi có vị trí cao nhất cầm con gà sống nhằm 4 hướng khấn vái và tế để cầu xin những điều may mắn sẽ đến với gia đình họ trong năm. Khi tế Trời xong, mọi thành viên trong gia đình sẽ quây quần làm thịt gà. Người Hà Nhì quan niệm con gà cũng có linh hồn nên nó cũng được làm lễ khi chết. Khi cây nến cháy hết, 3 nén hương tàn lễ tạ ơn Trời cũng kết thúc. Gia chủ đổ rượu trong chén xuống nóc nhà để mời Trời lạy bốn hướng Đông-Tây-Nam-Bắc để tạ ơn Trời lần cuối.

Trong những năm có việc vui của cả bản, mọi gia đình sẽ mang mâm cỗ vừa tế tại nhà mình ra sân nhà trưởng bản và ăn cơm chung thể hiện cho tình làng, nghĩa xóm đoàn kết, gắn bó.

Lễ cúng Trời là một nét đẹp làm giàu thêm bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, dân tộc Hà Nhì nói riêng.

SÔNG LAM

Tin cùng chuyên mục
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.