Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ cúng Yang Mot của người Gia Rai

Ksor Nam- NA - 09:32, 26/08/2021

Dân cư sinh sống lâu đời nhất trên vùng đất Krông Pa (Gia Lai) là người Gia Rai (nhóm Gia Rai Mthur), chiếm 68% dân số. Người Gia Rai ở Krông Pa vẫn còn theo tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” nên có nhiều nghi lễ tâm linh, trong đó có lễ cúng Yang Mot.

Đồng bào Gia Rai giã gạo
Đồng bào Gia Rai giã gạo (ahr minh họa)

Theo quan niệm của người Gia Rai, trước khi tổ chức các nghi lễ của gia đình như: Lễ mừng nhà mới, mừng thọ, bỏ mả… hay trước khi thu hoạch lúa nương, bắp trên rẫy hoặc con bò của gia đình mất tích, thì phải tiến hành làm lễ cúng Yang Mot. Ý nghĩa sâu xa của việc làm lễ cúng Yang Mot là cầu cho gia đình tổ chức các nghi lễ trên diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp và được các Yang phù hộ; cầu cho người thân trong gia đình được mạnh khỏe, bình an, tránh xa bệnh tật, tai ương và được các Yang bảo vệ; cầu gặp nhiều may mắn trong sản xuất, gặt hái mùa màng bội thu; cầu cho gia súc, già cầm của gia đình sinh sản và phát triển tốt, tránh xa dịch bệnh.

Điểm khác biệt của lễ cúng Yang Mot với các nghi lễ truyền thống khác là về đồ cúng. Người Gia Ra dùng một cái ché riêng để ủ rượu cần làm lễ vật cúng, chứ không được lấy các ché thông thường khác để cúng. Cần rượu, bát, đĩa, đồ cúng, ly rượu, chiếu để trải bày lễ vật đều phải để riêng vào một cái gùi chứ không để lẫn lộn với vật dụng sinh hoạt thường ngày.

Lễ cúng thường được tổ chức trong buổi tối vào hàng tháng, từ ngày bắt đầu trăng khuyết cho đến hết mùa trăng. Lễ vật thường là một con gà và một ché rượu cần được bày ra ở giữa gian nhà sàn dài của gia chủ. Lễ cúng được tổ chức bởi một thầy cúng (Pô Ia Lăih) của gia đình. Người này được chọn trong dòng họ, có sự am hiểu về nghi lễ cổ truyền của người Gia Rai và đọc lời khấn.

Khi lễ vật và đồ cúng đã chuẩn bị đầy đủ thì cũng là lúc lễ cúng Yang Mot bắt đầu. Thầy cúng ngồi trước ché rượu và lễ vật. Trước khi tiến hành làm lễ, thầy cúng yêu cầu gia chủ đóng tất cả cửa chính, cửa sổ rồi tắt đèn. Thầy cúng chậm rãi rót nước từ bát vào ché rượu cần rồi khấn. Khấn xong, thầy cúng ra hiệu cho gia chủ đứng lên mở đèn và mở các cửa của ngôi nhà ra. Thầy cúng rót rượu ra bát cho từng thành viên của gia chủ và họ hàng, hàng xóm tham gia lễ cúng cùng uống. Sau nghi thức cúng, gia chủ sẽ thu dọn các lễ vật và đồ cúng để bày cỗ mời anh em, bà con trong buôn cùng thu lộc, ăn uống, ca hát vui vẻ. Khi ché rượu cần đã nhạt, gà gáy báo hiệu trời sắp sáng, lúc đó bữa cỗ mới kết thúc.

Ngày nay, lễ cúng Yang Mot vẫn được đồng bào duy trì để bảo tồn một nét đẹp văn hóa của dân tộc Gia Rai ở vùng đất Krông Pa.

Tin cùng chuyên mục
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.