Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ hội Mường Khô - Nét văn hóa đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh

Quỳnh Trâm - 17:45, 19/02/2024

Ngày 19/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã long trọng tổ chức Lễ hội Mường Khô năm 2024 và đón nhận Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Mường Khô”.

Các đại biểu tham dự lễ hội
Các đại biểu tham dự Lễ hội

Dự buổi lễ có: Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân; Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và một số sở, ban, ngành cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố, Nhân dân địa phương và du khách đã nô nức về khai hội.

Đoàn rước kiệu Quận công Khâm sai Chánh thống lãnh Thượng đạo trấn Thanh Hóa Hà Công Thái
Đoàn rước kiệu Quận công Khâm sai Chánh thống lãnh Thượng đạo trấn Thanh Hóa Hà Công Thái

Lễ hội Mường Khô có ý nghĩa nhằm tri ân Quận công Hà Công Thái và các vị tướng dòng họ Hà đã có công dẹp loạn ở vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đồng thời cầu cho nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở.

Hoạt cảnh sân khấu tái hiện Quận công Khâm sai Chánh thống lãnh Thượng đạo Trấn Thanh Hóa Hà Công Thái cùng Nhân dân đánh giặc
Hoạt cảnh sân khấu tái hiện Quận công Khâm sai Chánh thống lãnh Thượng đạo Trấn Thanh Hóa Hà Công Thái cùng Nhân dân đánh giặc
Ông Trịnh Tuấn sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đánh cồng khai hội
Ông Trịnh Tuấn Sinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đánh cồng khai hội

Đặc biệt, Lễ hội Mường Khô được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3415/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023. Đây là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc và cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn các thế hệ ông cha và mỗi người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Thừa ủy quyền của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng trao Quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Khô cho lãnh đạo huyện Bá Thước
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng trao Quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Khô cho lãnh đạo huyện Bá Thước

Lễ hội được tổ chức theo quy mô cấp huyện gồm 2 phần phần lễ và phần hội. Phần hội gồm chương trình nghệ thuật sân khấu hóa trong chương trình đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Khô và các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống và hiện đại tại không gian lễ hội gồm: Giải Bóng chuyền nam cấp huyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc gồm các nội dung thi đấu các môn: Bóng chuyền nam, tung còn, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ; Hội thi trình diễn sắc phục dân tộc và đan xen các tiết mục văn nghệ chọn lọc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng phát biểu tại Lễ hội Mường Khô
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng phát biểu tại Lễ hội Mường Khô

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng chúc mừng và biểu dương Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Bá Thước đã nỗ lực, chung sức, đồng lòng gìn giữ, bảo tồn, duy trì và phát huy di sản văn hóa quý giá của Lễ hội Mường Khô để hôm nay Lễ hội Mường Khô được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong dòng chảy văn hóa của dân tộc.

Một số tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ hội
Một số tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ hội

Sự kiện đón nhận và vinh danh Lễ hội Mường Khô là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia hôm nay, vừa là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao về trách nhiệm của các cấp, các ngành của tỉnh và huyện Bá Thước; về trách nhiệm của các thế hệ nghệ nhân và cộng đồng các dân tộc anh em trên địa bàn huyện Bá Thước trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản.

Hàng nghìn người dân tham dự Lễ hội Mường khô năm 2024
Hàng nghìn người dân tham dự Lễ hội Mường khô năm 2024

Để tiếp tục tạo sức sống mới, sự lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ các giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Mường Khô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Bá Thước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị có liên quan triển khai nghiêm túc, hiệu quả việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản, đồng thời tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa các giá trị của Lễ hội Mường Khô. Đặc biệt, cần xác định phải gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản bằng tâm huyết, tấm lòng, niềm tự hào, nội lực, để các giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Mường Khô được gìn giữ, phát triển và lan tỏa mạnh mẽ, rộng rãi hơn nữa trong cộng đồng.

Hội thi người đẹp trong trang phục dân tộc được tỗ chức trong khuôn khổ lễ hội
Hội thi người đẹp trong trang phục dân tộc được tỗ chức trong khuôn khổ lễ hội

Việc gìn giữ và bảo tồn, phát triển Lễ hội Mường Khô không chỉ là trách nhiệm của các nghệ nhân và người dân trong vùng di sản, mà còn là trách nhiệm của cộng đồng các dân tộc trong huyện Bá Thước và cả tỉnh. Do vậy, đề nghị các các sở, ngành cấp tỉnh, mà trước hết là huyện Bá Thước quan tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa của lễ hội; duy trì và tổ chức lễ hội thường xuyên, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật; quan tâm xây dựng các chương trình quảng bá, truyền thông sâu rộng để thúc đẩy sự gắn bó xã hội, nâng cao ý thức về bản sắc và trách nhiệm của người dân địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá, giới thiệu rộng rãi về Lễ hội Mường Khô nói riêng và các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Bá Thước nói chung để cả tỉnh, cả nước biết đến nhiều hơn, qua đó thêm yêu quý, trân trọng về lịch sử - văn hóa, đất và người huyện Bá Thước.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.