Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Lễ hội sầu riêng Krông Pắk, lượng khách tham quan tăng gấp đôi so với dự kiến

Lê Hường – Đinh Hằng - 16:46, 01/09/2022

Lễ hội sầu riêng Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) lần đầu tiên được tổ chức hứa hẹn mang đến nhiều hoạt động đặc sắc. Trong sáng nay, ngày 1/9, ngày đầu tiên người dân nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, lượt khách đến tham gia các hoạt động lễ hội tăng mạnh.

Theo Ban tổ chức Lễ hội sầu riêng Krông Pắk, lượt khách tham quan, trải nghiệm vườn sầu riêng đã tăng cao so với dự kiến. Trong sáng 1/9, đã có khoảng 1.000 lượt khách đến tham quan trải nghiệm
Theo Ban Tổ chức Lễ hội sầu riêng Krông Pắk, lượt khách tham quan, trải nghiệm vườn sầu riêng đã tăng cao so với dự kiến. Trong sáng 1/9, đã có khoảng 1.000 lượt khách đến tham quan trải nghiệm
Trong chuỗi hoạt động trải nghiệm tại vườn, du khách sẽ được tham quan vườn sầu riêng đang đến mua thu hoạch. Đặc biệt du khách sẽ được thưởng thức sầu riêng miễn phí tại vườn
Trong chuỗi hoạt động trải nghiệm tại vườn, du khách sẽ được tham quan vườn sầu riêng đang đến mua thu hoạch. Đặc biệt du khách sẽ được thưởng thức sầu riêng miễn phí tại vườn
Em Huỳnh Thị Ánh Xuân (học sinh lớp 7, trường THCS Hoà An, xã Hoà An, huyện Krông Pắk) và các bạn cùng lớp được thầy, cô dẫn đến tham quan, trải nghiệm tại vườn. Em Xuân chia sẻ: “Được đến tham quan vườn sầu riêng em và các bạn rất vui. Thông qua đây em được tìm hiểu cách những bác nông dân chăm sóc cây sầu riêng, em rất thích hoạt động này”
Em Huỳnh Thị Ánh Xuân (học sinh lớp 7, Trường THCS Hoà An, xã Hoà An, huyện Krông Pắk) và các bạn cùng lớp được thầy, cô dẫn đến tham quan, trải nghiệm tại vườn. Em Xuân chia sẻ: “Được đến tham quan vườn sầu riêng, em và các bạn rất vui. Thông qua đây em được tìm hiểu cách những bác nông dân chăm sóc cây sầu riêng, em rất thích hoạt động này”
“Tôi cũng trồng sầu riêng nhưng năm trước cây ra bói, rụng hết quả nên tôi mong sao đến đây được tư vấn kỹ thuật, từ đó chăm sóc vườn sầu riêng gia đình. Vườn sầu riêng tôi tham quan đẹp quá, hy vọng tôi cũng có thể chăm sóc được vườn cây đạt như vậy. Không khí lễ hội ở đây tuyệt vời quá”, Ông Tô Văn Lượng, đến từ huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) háo hức nói
“Tôi cũng trồng sầu riêng nhưng năm trước cây ra bói, rụng hết quả nên tôi mong sao đến đây được tư vấn kỹ thuật, từ đó chăm sóc vườn sầu riêng gia đình. Vườn sầu riêng tôi tham quan đẹp quá, hy vọng tôi cũng có thể chăm sóc được vườn cây đạt như vậy. Không khí lễ hội ở đây tuyệt vời quá”, Ông Tô Văn Lượng, đến từ huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) háo hức nói
Từ tỉnh Thái Bình vào Bình Định thăm con, cụ bà Ngô Thị Liên (92 tuổi) cũng được gia đình đưa vào Đắk Lắk tham gia Lễ hội sầu riêng Krông Pắk. Mặc dầu quãng đường đi khá xa và thấm mệt nhưng cụ vẫn rất vui khi được dạo thăm vườn sầu riêng. “Ngoài bắc không có những vườn sầu riêng như thế này đâu, đi dạo dưới vườn mát mẻ tôi rất thích”, cụ bà Ngô Thị Liên chia sẻ
Từ tỉnh Thái Bình vào Bình Định thăm con, cụ bà Ngô Thị Liên (92 tuổi) cũng được gia đình đưa vào Đắk Lắk tham gia Lễ hội sầu riêng Krông Pắk. Mặc dầu quãng đường đi khá xa và thấm mệt nhưng cụ vẫn rất vui khi được dạo thăm vườn sầu riêng. “Ngoài bắc không có những vườn sầu riêng như thế này đâu, đi dạo dưới vườn mát mẻ tôi rất thích”, cụ bà Ngô Thị Liên chia sẻ
Nhiều đoàn công tác đến từ các huyện khác trên địa bàn tỉnh cũng đến tham quan vườn kiểu mẫu để học hỏi kinh nghiệm chăm sóc của chủ vườn, cùng nhau chia sẻ những kỹ thuật trong canh tác sầu riêng
Nhiều đoàn công tác đến từ các huyện khác trên địa bàn tỉnh cũng đến tham quan vườn kiểu mẫu để học hỏi kinh nghiệm chăm sóc của chủ vườn, cùng nhau chia sẻ những kỹ thuật trong canh tác sầu riêng
Tin cùng chuyên mục
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.