Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Lễ hội truyền thống trong thời hiện đại

PV - 10:40, 18/02/2019

Lưu giữ và trao truyền văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa lễ hội luôn là một việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh việc gìn giữ các yếu tố truyền thống, chúng ta cần phải loại bỏ một số nội dung chi tiết không còn phù hợp, thậm chí là lạc điệu, phản cảm trong nhịp sống hiện đại.

Những hình ảnh đẹp tại lễ hội Chùa Hương 2019. Những hình ảnh đẹp tại lễ hội Chùa Hương 2019.

Tiếp biến văn hóa

Bà Ninh Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ, ở bất cứ giai đoạn nào của xã hội cũng sẽ diễn ra tiến trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Do vậy, nhiều tục lệ có thể phù hợp với giai đoạn này nhưng không còn phù hợp với giai đoạn sau. Ví dụ như các tục đâm trâu, chém lợn trước đây phù hợp với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp trong thể hiện sức mạnh cộng đồng và mong muốn cuộc sống sung túc, đủ đầy. Bởi chúng ta đang sống trong giai đoạn toàn cầu hóa, những tục lệ này đã không còn phù hợp. Do đó, ở nhiều địa phương ngành văn hóa, tổ chức xã hội đã tuyên truyền vận động Nhân dân từ bỏ. Theo đó, gần đây những tục lệ không còn phù hợp đã được tiết giảm thay đổi đi rất nhiều.

Bên cạnh sự thay đổi của các tập tục không còn phù hợp, lực lượng chức năng cũng tích cực vào cuộc loại bỏ các hình ảnh tiêu cực từ các lễ hội. Theo thông tin từ Ban Tổ chức lễ hội chùa Hương, riêng trong ngày khai hội (mùng 6 Tết) đã có gần 50.000 lượt du khách trẩy hội. Tính từ ngày mùng 3 (bắt đầu thu vé thắng cảnh) đến mùng 6 Tết, lễ hội chùa Hương 2019 đã đón gần 172.000 lượt khách. Mặc dù lượng khách đổ về ngày khai hội tăng đột biến, gây nên tình trạng quá tải tại một số điểm, song không xảy ra sự cố, không có hành động chen lấn, xô đẩy hay du khách thiếu ý thức, bức xúc... Các hành vi như thắp hương tràn lan, vứt rác bừa bãi hay rải tiền lẻ khắp nơi dù vẫn còn song đã giảm hơn những năm trước; Không còn, tình trạng người dân ăn uống bừa bãi tại các điểm dừng chân như những năm trước, thay vào đó du khách có ý thức giữ vệ sinh bằng cách bỏ rác vào đúng nơi quy định.

Với lễ hội chùa lớn nhất tại tỉnh Ninh Bình là chùa Bái Đính, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, Ban tổ chức đã phối hợp với Công an huyện Gia Viễn và Công an tỉnh Ninh Bình thực hiện hướng dẫn phân luồng giao thông, phát hiện, xử lý các vi phạm như móc túi, cướp giật; chấn chỉnh các dịch vụ xe chở khách, bán hàng rong chèo kéo khách và các vi phạm lợi dụng nơi đông người phát tán tài liệu, tuyên truyền vi phạm pháp luật…

Thay vì chém lợn người dân cho lợn lên xe hoặc kiệu để rước. Thay vì chém lợn người dân cho lợn lên xe hoặc kiệu để rước.

Xử lý nghiêm sai phạm

Mùa lễ hội 2019, là năm đầu tiên Nghị định 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội có hiệu lực, trong đó quy định rất rõ về trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác quản lý lễ hội.

Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, các địa phương cần nâng cao vai trò trách nhiệm, không đùn đẩy, né tránh; đồng thời tăng cường phối hợp liên ngành và phân công trách nhiệm rõ ràng. Đặc biệt, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội. Đây cũng là giải pháp quan trọng cho một mùa lễ hội văn minh, an toàn.

Về phía cơ quan thanh tra, ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, nhằm trả lại cho lễ hội các giá trị văn hóa, tâm linh vốn có, việc tuyên truyền, hướng dẫn thông tin về những quy định cho người đi lễ hội là cần thiết và phải làm. Ban tổ chức lễ hội cần thường xuyên hướng dẫn để Nhân dân dự hội ăn mặc phù hợp, hành xử đúng mực, thắp hương, đặt đồ lễ, tiền công đức… đúng nơi quy định, đặc biệt là hạn chế đốt vàng mã.

Bên cạnh đó, “các hành vi tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín, dị đoan, kinh doanh thu lợi bất chính và các hoạt động không lành mạnh tại lễ hội sẽ bị xử lý nghiêm. Đối với việc đặt tiền công đức, tiền lễ không đúng quy định cũng sẽ bị nhắc nhở. Lực lượng chức năng cũng kiểm tra chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, niêm yết công khai giá dịch vụ, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi tăng về giá, phí dịch vụ”, ông Phạm Xuân Phúc nhấn mạnh.

Riêng về việc đốt vàng mã, bà Ninh Thu Hương, nhấn mạnh, thời gian qua, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại đồ mã không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam, thậm chí là phản cảm như quần áo tắm, đồ lót... Do đó, các địa phương có làng nghề sản xuất đồ mã tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi sản xuất mặt hàng không phù hợp với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.