Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lễ Khai giảng năm học mới của thầy trò vùng tâm chấn động đất Kon Plông

Đ.Dương - 18:19, 05/09/2022

Sáng 5/9, cùng với học sinh cả nước, hàng trăm em học sinh miền núi tại xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã nô nức đến trường Khai giảng năm học mới 2022 - 2023.

Quang cảnh Lễ Khai giảng
Quang cảnh Lễ Khai giảng

Năm học 2022 - 2023, Trường PTDT Bán trú THCS xã Đăk Tăng có 162 em học sinh, trong đó có 82 em ở bán trú tại trường. Hầu như, học sinh trên địa bàn đều là người đồng bào DTTS Xơ Đăng. Trong dịp Hè, các em thường theo bố mẹ lên nương rẫy, nên việc được hướng dẫn về kiến thức ứng phó với động đất còn rất hạn chế.

Ông Nguyễn Minh Cường - Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Kon Plông cho biết: Hiện nay cũng chưa có một văn bản nào đối với Nhà trường trong việc ứng phó với động đất. Tuy nhiên, dựa vào văn bản của huyện và tỉnh thì phòng cũng chỉ đạo các trường trên địa bàn hướng dẫn cho học sinh những kỹ năng ứng phó khi gặp động đất trước ngày khai giảng năm học mới. Đồng thời, khi vào giảng dạy cũng sẽ lồng ghép để tuyên truyền cho học sinh.

Các em học sinh dự Khai giảng năm học mới
Các em học sinh dự Khai giảng năm học mới

“Các xã Đăk Tăng, Măng Bút, Đăk Ring (huyện Kon Plông) là những vùng tâm chấn, liên tục xảy ra động đất hàng ngày, hàng giờ. Mỗi khi nghe rung chấn, các em và người dân trên địa bàn thường có tâm lý hoang mang, hoảng sợ. Chính vì vậy, việc tập huấn kiến thức ứng phó khi động đất xảy ra là điều hết sức cần thiết”, ông Cường cho biết.

Năm học 2022 - 2023, toàn tỉnh Kon Tum có tổng cộng 166.080 học sinh, trong đó có 96.006 em DTTS, xếp thành 5.797 lớp.

Các em học sinh mang theo cồng, chiêng để biểu diễn mừng ngày Khai giảng
Các em học sinh mang theo cồng, chiêng để biểu diễn mừng ngày Khai giảng

Tỉnh Kon Tum hiện nay có khoảng 361 trường mầm non và phổ thông. Cụ thể có 134 trường mầm non (trong đó có 111 trường mầm non công lập và 23 trường mầm non ngoài công lập), 91 trường tiểu học. Bên cạnh đó, 56 trường tiểu học và trung học cơ sở, 54 trường THCS và 26 trường THPT.

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục khẩn trương chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới 2022 - 2023. Theo đó, trước ngày khai giảng, các nhà trường tổ chức rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về trình độ đào tạo; bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa cho học sinh.

Các em đến trường dự Khai giảng năm học mới trong không khí vừa phấn khởi vừa lo lắng vì địa phương liên tục xảy ra động đất
Các em đến trường dự Khai giảng năm học mới trong không khí vừa phấn khởi vừa lo lắng vì địa phương liên tục xảy ra động đất

Về cơ sở vật chất, ưu tiên sửa chữa, nâng cấp lớp học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch, bảo đảm khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm “xanh - sạch - đẹp”. Đặc biệt, các trường bổ sung đầy đủ trang thiết bị dạy học triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

Bố trí học sinh lớp trên đón học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6 và lớp 10) đơn giản, nhanh gọn, ý nghĩa: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà trường; phổ biến nội quy, quy định của nhà trường; giới thiệu các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp học tập và rèn luyện ở trường, lớp.

Trồng cây lưu niệm tại khuôn viên trường nhân ngày Khai giảng năm học mới
Trồng cây lưu niệm tại khuôn viên trường nhân ngày Khai giảng năm học mới

Các nhà trường tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022 - 2023 đồng loạt vào ngày 5/9; thời gian không quá 45 phút (cấp học mầm non bắt đầu từ 8 giờ; các cấp học còn lại bắt đầu từ 7 giờ 30 phút). Lễ khai giảng được tổ chức ngắn gọn với không khí vui tươi, phấn khởi, đúng ý nghĩa của Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.

Tin cùng chuyên mục
Nữ sinh người Thái đạt điểm cao có nguy cơ bỏ lỡ đại học vì nhà nghèo

Nữ sinh người Thái đạt điểm cao có nguy cơ bỏ lỡ đại học vì nhà nghèo

Mặc dù gia cảnh nghèo khó, nữ sinh Hà Khánh Ly, dân tộc Thái, ở bản Páng, xã Phú Thanh, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) vẫn chăm chỉ học tập và đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Em có nguy cơ bỏ lỡ ước mơ vào đại học vì không có điều kiện đến trường.