Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Lam Anh - 15:25, 03/07/2022

Theo lịch thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, các thí sinh trên cả nước đến làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến quy chế thi vào ngày 6/7. Đến ngày 7/7, các thí sinh chính thức dự thi các bài thi.

Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2022 chi tiết các môn trong 2 ngày 7-8/7. (Ảnh minh họa)
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2022 chi tiết các môn trong 2 ngày 7 - 8/7. (Ảnh minh họa)

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/7/2022 (ngày 9/7 dự phòng).

Thí sinh phải làm 3 bài thi bắt buộc, là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tự chọn là Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và bài thi Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Để xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh phải thi đủ 4 bài thi, gồm 3 bài thi bắt buộc và chọn 1 trong 2 bài thi tự chọn.

Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được chọn dự thi 1 trong 7 ngôn ngữ sau: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn. Thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông.

Cụ thể, sáng 7/7, thí sinh thi môn Ngữ văn (120 phút); chiều 7/7, thí sinh thi môn Toán (90 phút).

Sáng 8/7, thí sinh thi 1 trong 2 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội (150 phút); chiều 8/7, thí sinh thi môn Ngoại ngữ (60 phút).

Lịch cụ thể các buổi thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022:

Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2022 1
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.