Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp: Xu hướng tất yếu

PV - 18:08, 16/01/2018

Trong những năm gần đây, các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên, ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, còn tập trung đẩy mạnh công tác điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp để “bắt tay” giải quyết khâu đầu ra cho người học.

Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

Để khuyến khích các doanh nghiệp cũng như tạo hành lang liên kết trong đào tạo nghề, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa ban hành Thông tư 29 quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Theo Thông tư này, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo được khuyến khích hợp tác tổ chức và công nhận kết quả đào tạo một số môn học lý thuyết và thực hành, cả đào tạo từ xa. Trong đó, doanh nghiệp có thể đảm nhận 40% chương trình đào tạo. Với quy định này, các trường sẽ tập trung đào tạo các học phần, mô đun thực hành cơ bản, còn lại doanh nghiệp chịu trách nhiệm đào tạo các mô đun kỹ năng nghề tại đơn vị cho học sinh, sinh viên…

Theo thống kê của Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, đến nay nhà trường đã kết nối với hơn 150 doanh nghiệp trong cả nước, trong đó ký hợp tác toàn diện với gần 50 doanh nghiệp nhằm phối hợp xây dựng chương trình đào tạo; mời các chuyên gia tại doanh nghiệp tham gia giảng dạy với nhà trường; hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; tiếp nhận sản phẩm do trường sản xuất cho doanh nghiệp; tiếp nhận giáo viên thực tế tại doanh nghiệp; tuyển dụng người học sau tốt nghiệp.

TS. Trần Kim Quyên, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa nhìn nhận: Thực tế từ lâu, các trường đã chủ động tìm đến doanh nghiệp để mời họ tham gia chương trình đào tạo nhưng do chưa có quy định nào cụ thể về việc này nên vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Vậy nên Thông tư này là hành lang pháp lý để các trường mạnh dạn liên kết chứ không dè dặt vì ngại trái quy định. Nếu thực hiện tốt điều này, học sinh, sinh viên có cơ hội tiếp cận với doanh nghiệp sớm hơn, học chương trình sát với thực tế, từ đó tích lũy nhiều kiến thức hơn.

Sinh viên thực hành nghề điện. Sinh viên thực hành nghề điện.

 

Còn theo ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cơ khí Vina Nha Trang: Việc Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại thời điểm này không chỉ góp phần tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp cùng các trường có một hành lang pháp lý rõ ràng, linh hoạt, thuận lợi theo nhu cầu mà còn góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực cần thiết, kịp thời cho nhu cầu phát triển và hội nhập.

Các bên cùng có lợi

Có thể thấy, việc chuyển hướng dạy nghề trong các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, cũng như chất lượng lao động. Kết hợp “học đi đôi với hành” nhằm rèn luyện kỹ năng nghề, giúp người học tiếp cận với thiết bị mới, quy trình sản xuất, kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp. Vì thế, người học khi được các doanh nghiệp nhận vào làm việc đều bắt kịp với yêu cầu thực tế sản xuất. Em Lê Trung Hưng, sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, đang thực tập tại Công ty CP Cơ khí Vina Nha Trang, chia sẻ: “Em học ngành Cơ khí, được thực tập tại Công ty chuyên ngành này nên rất thuận lợi. Tại đây, chúng em được trực tiếp tham gia quy trình sản xuất của Công ty nên từng bước hình thành được tác phong của một công nhân chuyên nghiệp”.

Có thể thấy, hiệu quả của việc gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở vấn đề tìm chỗ thực hành cho sinh viên hay xin học bổng, đa số trường hiện nay đang hướng tới việc giúp sinh viên có cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được hưởng lợi rất nhiều từ mô hình này vì có cơ hội theo dõi và tuyển chọn được những sinh viên giỏi, có năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của mình, không phải tốn nhiều thời gian để đào tạo lại.

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.